Những người Ai Cập cũng dùng để
bảm đảm sự bảo quản những xác
ướp (momie) của họ.
Bên Âu Châu, sử dụng hydrocarbure xưa
nhất là để cho dầu mỡ vào bánh xe
của những xe bò, nhất là dùng trong y
học. Dầu hay bitume (là loại đá màu xám
đen hay nâu, có tính nhờn mà người ta
trộn với đá vôi bột để làm
asphalte nhân tạo) thực ra dùng để điều
chế thuốc dẻo để bôi cho chứng
nhức lưng, vết thương và sưng
phồng.
CHƯNG CẤT: (Distillation)
Nguồn gốc của phương pháp chưng
cất thường được khám phá ra
một cách tình cờ cho những lần đầu
tiên nhất của lịch sử dầu hỏa
bị lẫn lộn với những lần
sử dụng đầu tiên.
Năm 1556, nhà khoáng vật học (minéralogiste)
Ðức Georg BAUER, thường gọi là GEORGIUS
AGRICOLA, trong tác phẩm DE RE METALLICA chủa ông,
chỉ cách thức biến chế dầu lửa
thô thành dầu hắc (goudron) để sơn
phết.
Năm 1650, sự chưng cất dầu hỏa
thô (pétrole brut) đến độ sôi, cho phép ta
thu được thuốc đánh bóng (vernis), sáp,
mỡ, dầu thắp đèn.
XĂNG (1855)
Năm 1855, người Mỹ B. SILLIMAN, khai thác
trên những nghiên cứu về dầu hỏa do
những hóa học gia Âu Châu, đã tìm ra một
loạt nghiên cứu về chưng cất. Ông
đã thành công và được một số
sản phẩm: dầu hắc, dầu nhờn
(huile lubrifiante), naphta (hỗn hợp hydrocarbure),
những dung môi (solvant) cho sơn và xăng (như
một hóa chất để tẩy sạch (détachant)
lúc bấy giờ được xem như một
chất thứ yếu (produit mineur).
DẦU ÐỐT ÐÈN (1860)
Ngoài nước Trung Hoa ra, sự dùng dầu
hỏa như một chất để đốt
sáng bắt đầu rất trễ, khi mà người
ta thành công trong sự chưng cất để
lấy ra từ dầu thô ra một chất
lỏng không màu, đốt cháy được
(inflammable) và cho được ngọn lửa không
phát ra mùi hôi: đó là dầu đốt (dầu
hôi, dầu lửa pétrole lampant).
Tuy nhiên, dầu được dùng để
dốt đèn thực sự ở Âu Châu vào năm
1860.
KÉROSÈNE (1860)
Cùng thời, Samuel KIER chưng cất dầu thô
và bán một phần của sự chưng
cất này dưới tên KÉROSÈNE. Samuel KIER là người
sáng chế ra "nhựa thơm Kier" (baume de
Lier) mà ông bán cho các nhà thuốc tây tại New
York tụ chưng cất chất lỏng đen
lấy trên những làn nước: dầu thô
(nappe d'eau)
|