|
Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P2) |
|
|
Tiếp theo những phát minh vĩ đại |
|
6.Tủ lạnh
Tủ lạnh hiện là một trong những đồ gia dụng phổ thông nhất. (uzzah) Nó
nằm lặng lẽ, khiêm tốn trong bếp và thường chỉ khoác lớp vỏ màu trắng,
đôi khi là bạc hoặc đen. Nhưng nó lại là thiết bị không thể thiếu trong
hầu hết các gia đình hiện đại. Nhà vật lý người Mỹ John Corrie năm 1844
đã vạch ra những thiết kế đầu tiên về hệ thống làm đá chườm cho bệnh
nhân bị sốt vàng da. Về sau, tủ lạnh trở thành đồ dùng phổ thông, giúp
giữ thức ăn tươi lâu hơn, đồ uống mát hơn và hỗ trợ các bệnh viện duy
trì thuốc men ở nhiệt độ thấp ổn định. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 7.Kẹp giấy
Một đoạn quảng cáo kẹp giấy Gem. (CNN) Đơn
giản và tiện dụng, sợi dây thép mỏng được uốn tròn này là cách hiệu quả
để ghim các tờ giấy lại với nhau. Kẹp giấy xuất hiện từ cuối thế kỷ 19
và loại phổ biến nhất do công ty Gem của Anh sản xuất, nên đôi khi nó
còn được gọi là "Gem clip". Một người Na Uy tên là Johan Vaaler đã đăng
ký bản quyền cho một phiên bản kẹp giấy vào năm 1899 và 1901. Từ đó,
nhiều tài liệu coi ông là người phát minh ra vật dụng này. Điều đó cũng
góp phần biến kẹp giấy trở thành biểu tưởng chiến đấu của người Na Uy
dưới chế độ hà khắc của Đức quốc xã. Mọi người cài nó ở ve áo để thể
hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 8.Bảng tuần hoàn Mendeleev Đây
là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng. Những
nguyên tố này được sắp xếp theo cấu trúc electron. Do cấu trúc electron
là yếu tố quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố, việc sắp xếp
này tạo nên sự thay đổi đều đặn của các tính chất hóa học theo hàng và
cột. Mỗi nguyên tố được liệt kê bởi số nguyên tử và ký hiệu hóa
học. Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn cho biết các dữ liệu cơ bản nhất. Dựa
trên bản này mà các nhà khoa học đã nỗ lực tổng hợp những vật liệu mới. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 9. Nấu chảy sắt Khoảng
năm 3.500 trước Công nguyên, các nhà kim loại Ai Cập đã lần đầu tiên
nấu chảy một số lượng nhỏ sắt cho mục đích trang trí vào các dịp trọng
đại. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 10. Chất bán dẫn Năm
1948, ba nhà khoa học John Bardeen, Walter H. Brattain và William
Shockley đã chế tạo ra chất bán dẫn. Nó trở thành khối nối kết cho tất
cả thiết bị điện tử hiện đại, nền tảng cho các con chip và công nghệ vi
tính. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 11. Thủy tinh Khoảng
năm 2.200 trước Công nguyên, những người Iran ở tây bắc nước này đã chế
tạo ra thủy tinh. Nó trở thành vật liệu xây dựng phi kim loại vĩ đại
thứ hai trong lịch sử (sau gốm). ------------------------------------------------------------------------------------------------ 12. Kính hiển vi quang học
Năm
1668, Anton van Leeuwenhoek đã phát minh ra kính hiển vi quang học, với
độ phóng đại gấp 200 lần. Nhờ sáng chế này mà người ta có thể nghiên
cứu thế giới tự nhiên không thể thấy được bằng mắt thường. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 13. Bêtông
Sau
kính hiển vi, năm 1755, John Smeaton chế tạo ra bêtông hiện đại (ximăng
cứng trong nước). Bêtông trở thành vật liệu xây dựng chủ yếu của nền
văn minh hiện đại, vật liệu làm thay đổi những phương pháp xây dựng xuất
hiện từ giữa thế kỷ 18. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 14. Nấu thép
Khoảng
năm 300 trước Công nguyên, các công nhân ở nam Ấn Độ đã phát minh được
cách nấu thép gọi là “wootz”. Hàng trăm năm sau đó, phương pháp này được
gọi là Damascus và là bí mật lớn cho các nhà công nghiệp, nhà luyện
kim. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 15. Chiết xuất và đúc đồng
Khoảng
năm 5.000 trước Công nguyên, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra có
thể chiết xuất đồng lỏng từ các khoáng chất malachite và azurite, và kim
loại nấu chảy có thể đúc thành những hình dáng khác nhau. Từ đó, ngành
luyện kim khai khoáng ra đời. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 16. Nhiễu xạ tia X
Năm
1912, Max von Laue phát hiện việc nhiễu xạ tia X bằng tinh thể. Nó tạo
điều kiện cho việc mô tả các cấu trúc tinh thể và đặt nền tảng cho sự
phát triển nghiên cứu về các vật liệu tinh thể. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 17. Phương pháp Besseme
Năm
1856, Henry Besseme đã nhận bằng sáng chế cho phương pháp nấu thép có
carbon thấp. Nó đặt nền tảng cho việc sản xuất thép rẻ hàng loạt và nhờ
đó người ta có thể phát triển giao thông, xây dựng và công nghiệp hóa. |
|
(Nguồn:
Tuổi Trẻ, Newswise
)
|
|
|
|
|