|
Lịch sử La Bàn Từ |
|
|
La bàn là khí cụ dùng để định hướng có thể dùng trên bộ, trên nước hay cả trong không gian. Có hai loại: la bàn từ dùng kim nam châm và la bàn điện dùng con quay điện. Trong bài này, chúng tôi chỉ nói về la bàn từ. |
|
Lịch sử la bàn từ: Lịch sử la bàn bắt đầu
từ hơn 1000 năm trước Công nguyên, lúc đó người Trung quốc khám phá ra
nguyên tắc và từ từ phát triển thêm. Trần Trọng Kim chép trong Việt nam
Sử Lược "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ nam để đem xứ Việt
thường về nước." (quyển 1, trang 13) Các sử sách Tây phương ghi lại là
la bàn từ dùng kim nam châm được các nhà hàng hải Trung hoa dùng khoảng
năm 1100 Tây lịch. Các thủy thủ Anh, theo học giả Alexander Neckam
viết trong sách De Utensilibus (Về các dụng cụ) vào năm 1190, đã dùng la
bàn từ trong khi đi biển. Người Arập bắt đầu dùng la bàn khoảng năm
1220 và khoảng 1250 thì người Viking đã biết dùng loại la bàn này. Thuở
đó người ta dùng một thanh nam châm, đặt trên một miếng gỗ nhỏ hay trên
một cọng sậy rồi đặt vào một tô nước. Miếng gỗ hay cộng sây giúp cho
kim nam châm nổi trên nước, làm triệt tiêu các lực ma sát. Nước giúp
cho kim bớt chao đảo khi tàu lắc nghiêng hay dọc. Kim nam châm
là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá mang tên là lodestone
(có chỗ viết loadstone, và còn có tên là magnetite), lấy từ chữ
lodestar, theo người đi biển là ngôi sao chỉ đường, trỏ sao Bắc đẩu
(Polaris hay Pole star tiếng Anh và Étoile polaire, tiếng Pháp). Người
ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm
thì thanh kim loại cũng có đặc tính như đá nam châm, nghĩa là có khuynh
hướng chỉ về một phía tương đối cố định. Và từ tính được truyền nhận
như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la
bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để
có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến
sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 11. Trung quốc được xem là
nước đầu tiên dùng la bàn từ trong ngành hàng hải. Trước khi phát
minh ra la bàn, thủy thủ định hướng bằng vị trí mặt Trời lúc ban ngày
và vị trí của sao vào ban đêm, và người ta cũng thường theo hướng gió
mậu dịch (Trade winds) theo mùa. Người ta đã tìm được những bản đồ
thiên văn cho vị trí các chòm sao. Trong một bản đồ thiên văn xưa của
Trung quốc ta có thể thấy chòm sao Thần nông (Scorpio hay Scorpion) và
chòm sao Thiên ngưu (Taurus hay Taureau). Nhưng khi trời nhiều mây
hoặc mưa thì không thể định hướng được. La bàn từ đã giúp giải quyết
việc định hướng trong mọi hoàn cảnh thời tiết, kể cả việc định hướng của
gió mậu dịch. Người Aicập học được cách dùng la bàn từ trong
khi buôn bán với Trung Hoa. Sau đó la bàn từ được đem qua Tây Âu vào
cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13.. Dưới thời nhà
Minh, nhà hàng hải Zhen He cùng với một thái giám triều đình nhà Minh
đã đi 7 chuyến thật xa, qua tận bờ biển Phi châu. Mỗi chuyến đi, Zheng
He dùng một đội từ 100 tới 200 chiếc thuyền và la bàn từ đã giữ vai trò
quan trọng trong những cuộc hành trình này. Từ cuối thế kỷ thứ
15 cho tới đầu thế kỷ 16, những nhà hàng hải Âu châu đã đi thám hiểm
nhiều nơi, vẽ những đường đi mới, khám phá ra châu Mỹ và đã thực hiện
những chuyến đi vòng quanh thế giới. Nếu không có la bàn từ thì khó
thể thực hiện được các chuyến viễn du này.. |
|
(Nguồn:
http://vandan.vn
)
|
|
|
|
|