Máy bay chở khách bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh
Những chiếc máy bay chở khách được thiết kế với tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh có thể trở thành hiện thực vào gần cuối thế kỷ này.

Theo báo cáo của Viện Kỹ sư cơ khí Anh (IME), hệ thống mới được mệnh danh là “một phần của tàu sân bay Ark Royal trên bầu trời” có thể giúp Anh đi đầu trong việc đổi mới hàng không vũ trụ vào tương lai.

Máy bay sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm của NASA là một trong những máy bay có tốc độ nhanh nhất hiện nay.
Máy bay sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm của NASA là một
trong những máy bay có tốc độ nhanh nhất hiện nay.

Cũng theo báo cáo này, tới năm 2075 và những năm sau đó, Anh có thể đạt được nhiều tiến bộ đáng kể ở lĩnh vực thiết kế máy bay. Trong số các mục tiêu đó, đáng chú ý là việc chế tạo ra những chiếc máy bay Scramjet (máy bay sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm) có thể bay với vận tốc khoảng 4.000 dặm/giờ - gấp 5 lần tốc độ âm thanh - và được thiết kế theo hình chữ V nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng luồng khí tạo ra phía trước máy bay. Máy bay Scramjet có chứa loại động cơ giúp đốt cháy nhiên liệu và kìm hãm không khí đi vào để tạo ra tốc độ và lực đẩy.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thảo luận về thiết kế với phần chính gồm cánh và động cơ biến thành một, bên trong xây dựng một “trạm nhiên liệu biết bay” giúp máy bay không cần thiết phải có những thùng chứa đầy nhiên liệu mà vẫn cất cánh được.

Stephen Tetlow, giám đốc điều hành IME cho biết chỉ trong vòng 20 năm tới, doanh số bán hàng sẽ được thiết lập với 25.000 máy bay mới có giá trị hơn 2.000 tỷ bảng Anh.

“Ngành hàng không vũ trụ Anh hàng năm đóng góp trên 29 tỷ bảng cho nền kinh tế đất nước, và chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực này”, Tetlow nói.

“Công nghệ hàng không vũ trụ của Anh hoàn toàn có tiềm năng lớn mạnh, nhưng để cạnh tranh với các quốc gia khác, chúng ta cần phải thiết lập một tầm nhìn chiến lược, thiết lập cơ quan nghiên cứu chuyên dụng về hàng không vũ trụ và tìm kiếm các nguồn tài trợ trong bối cảnh suy thoái kinh tế”, ông nhấn mạnh thêm.

(Nguồn: khoahoc )