Dạng đầu tiên của que diêm
Dạng đầu tiên của que diêm được sáng chế năm 577 bởi các mệnh phụ triều Bắc Tề - một vương quốc có vận mệnh khá ngắn ngủi (550 - 577 sau Công nguyên), trong khi quốc đô bị vây hãm. Trong cảnh khốn quẫn, các nệnh phụ bất hạnh này hẳn thiếu cả bùi nhùi để nhóm lửa. Họ đã tìm ra được cách nhóm lửa nấu ăn và sưởi ấm.


Que diêm thời đầu làm bằng lưu huỳnh được miêu tả trong cuốn "Thanh dị lục" (Ghi chép về những thứ siêu thiên nhiên và kỳ lạ) của Đào Cốc (viết khoảng năm 950):

"Nếu xảy ra chuyện gì cấp bách ban đêm, phải mất một lúc mới châm được đèn. Một người tài trí đã tìm ra cách tẩm lưu hùynh vào những que gỗ thông rồi cất đi để dùng được ngay khi cần đến. Khẽ cọ xát là que phát ra một ngọn lửa nhỏ bằng hạt thóc. Vật kỳ diệu này trước kia được gọi là "nô tì mang ánh sáng" (dẫn quang nô), nhưng sau nó trở thành một thứ hàng thông dụng nên người ta gọi là "que lửa một phân" (hỏa thốn)".

Người ta không tìm thấy dấu vết của diêm tại châu Âu trước năm 1530. Tuy nhiên, có thể diêm đã mang về châu Âu một cách dễ dàng bởi một nhà du hành đến Trung Quốc thời Marco Polo, vì ta biết chắc là diêm đã được bán ngoài chợ Hàng Châu vào khoảng năm 1270.


(Nguồn: Sưu tầm )