Bếp điện ứng từ
Thiết bị này sẽ giúp các bà nội trợ nấu nướng sạch sẽ, không khói, tránh gây cháy và nấu chín thức ăn rất nhanh so với loại bếp khác. Bếp có độ bền cao do sử dụng vật liệu tốt, hệ thống kiểm soát nhiệt độ khá chính xác, an toàn. Có thể lau chùi mặt bếp ngay khi nấu.
Loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm  điện từ do Faraday  khám phá ra năm 1830 nhưng đến 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomsom mới có ý định dùng cách thức này. Năm 1976 các kỹ sư hãng Thomson đã có hàng nguyên mẫu loại này  nhưng đồ điện tử lúc bấy giờ đắt nên phải đợi đến năm 1982 , nhóm Thomson ở Villingen (Ðức) đã trở lại nghiên cứu và năm 1988 Bonnet bán ra cho các đầu bếp chuyên môn rồi đến năm 1991 thì Sauter bán ra cho mọi người.
Ðặt một nồi nước trên lò điện ứng: nước sôi mau hơn. Ðể miếng giẻ dưới nồi: nước sôi mà giẻ không cháy...

Quấn sợi dây đồng quanh thỏi kim loại và nối hai đầu sợi dây đồng tới một bộ pin, ta được một nam châm điện. Ngược lại, một nam châm được bao bởi cuộn dây đồng, khi một trong hai vật này di chuyển, sẽ tạo năng lượng. Áp dụng nhiều và rõ ràng nhất hiện tượng này là máy phát điện, cho xe đạp hay trung tâm sản xuất điện. Ðương nhiên năng lượng sẽ tạo ra nhiệt.



Chiếc bếp từ đa năng(Ảnh minh họa)

Với dòng cảm ứng điện từ , ta không những muốn dùng độ nóng của nó phát ra mà còn muốn tăng độ nóng nữa. Hiện tượng tỏa nhiệt này do dòng Foucault. Dòng điện từ này có được trong những khối kim loại dẫn điện, dưới ảnh hưởng do sự thay đổi liên tục của từ trường, chúng sẽ tạo ra sự gia tăng nhiệt độ, đặc biệt với tần số cao.

Sự chế tạo bếp điện cảm ứng vận dụng cuộn dây, từ trường và dòng Foucault. Nguyên tắc dựa vào sự xếp đặt cuộn dây dưới một tấm vitroceramic. Khi cho điện vào sẽ tạo ngay tức thời từ trường. Chất vitroceramic không góp phần gì trong nguyên tắc này mà chỉ để giúp cho rửa dễ dàng.

Từ trường không tạo ra khi không có dòng điện đi qua nên nó chỉ sinh ra khi nồi được đặt trên bếp với điều kiện là nồi làm bằng vật liệu thích đáng: kim loại đặc và nhiễm từ. Khi ta đặt nồi trong vùng từ trường, dòng Foucault tự động tạo ra: Những âm điện tử hoạt động. Âm điện tử càng hoạt động mạnh thì năng lượng càng tăng và nhiệt lượng sẽ tác dụng lên nồi. Nhiệt lượng phát ra được kiểm soát bằng sự biến đổi từ trường, biên độ, tần số...

Dòng điện hai chiều ta thường dùng là 50 Hz . Ta có thể tăng tần số này bằng cách dùng một máy biến đồi. Thí dụ trường hợp này dòng điện có tần số 20.000 Hz. Tuy nhiên ta không thể tăng hơn giá trị này bởi đến một mức, sẽ tự tạo năng lượng chống lại do "tác dụng Skin"
(Nguồn: Sưu tầm )