Nằm trong xu thế ấy, các nhà khoa học
của công ty IBM đã miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm để phát
triển các loại pin sử dụng năng lượng mặt trời với hiệu suất cao. Mới
đây nhóm nghiên cứu của IBM vừa cho biết họ đã đạt được thành công lớn
khi tạo ra các tấm panel từ các chất phổ biến trong tự nhiên, với tỉ lệ
ánh sáng được chuyển hoá thành điện năng lên tới 11,1%, cao hơn 10% so
với kết quả gần nhất được ghi nhận trước đó.
Những tấm pin mặt trời không dùng đất hiếm hứa
hẹn sẽ đem lại 500 Gigawatt năng lượng sạch
Công nghệ CZTS tạo ra các tấm panel từ
các nguyên tố phổ biến và dễ khai thác trong tự nhiên là đồng (Copper),
kẽm (Zinc), thiếc (Tin) và selen (Selenium). Nhóm nghiên cứu của công ty
IBM cũng hi vọng họ có thể phát triển một loại pin CZTS với hiệu năng
cao trong vài năm tới. Tuy nhiên, thành công đã đến với họ sớm hơn nhiều
so với mong đợi khi dự án hợp tác với các nhà sản xuất Nhật Bản là
Tokyo Ohka Kogyo, DelSolar and Solar Frontier vừa chế tạo thành công hợp
chất tạo pin có công thức Cu2ZnSn(S,Se)4 .Các thử
nghiệm trên loại pin mới đem lại các kết quả rất ấn tượng khi hiệu suất
quang điện của nó vào khoảng 20% nếu sử dụng nguồn sáng nhân tạo và
11,1% trong trường hợp chiếu ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đây là những
tỉ lệ chuyển hóa năng lượng cao nhất hiện nay đối với các tấm pin mặt
trời không chứa đất hiếm.
Do được chế tạo từ các vật liệu phổ biến nên giá thành các loại pin mà
IBM phát triển sẽ rẻ hơn nhiều so với các loại pin truyền thống. Ở thời
điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu tin tưởng loại pin CZTS sẽ sớm phổ
biến trong thời gian tới và mỗi năm nó sẽ đem lại cho thế giới 500
Gigawatt năng lượng sạch.