Ngày 20/7, nhiều trang mạng Mông Cổ dẫn các nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Mông Cổ dự định thực hiện kế hoạch “dịch vụ nhiên liệu tổng hợp”
(CFS), tức là Mông Cổ sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân thì
Mông Cổ sẽ có trách nhiệm thu hồi chất thải của chúng. Mông Cổ sẽ xây
dựng một cơ sở chứa nhiên liệu thừa, chôn vùi nhiên liệu hạt nhân thu
hồi.
Các thùng chứa chất thải hạt nhân.
Cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế (IAEA) có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất (UAE) cũng có ý định tham khảo mô hình này và triển khai
hợp tác với Mông Cổ về nhiên liệu uranium.
Nhiên liệu thừa "hút" Nhật, Mỹ, Mông Cổ và UAE
Hãng Kyodo cho biết, ngày 18/7 họ đã nhận được một bản dự thảo thỏa
thuận giữa chính phủ ba nước Nhật-Mỹ-Mông Cổ. Bản dự thảo này nói rõ ủng
hộ mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân, và đề xuất: ba nước sẽ tiến
hành tham vấn thường xuyên, sẽ cùng IAEA bàn bạc khả năng hỗ trợ công
nghệ cho Mông Cổ trong việc xây dựng cơ sở cất trữ nhiên liệu thừa.
Kho chứa chất thải phóng xạ của
nhà máy điện hạt nhân Lubu, Đức. Chính phủ Đức có kế hoạch đóng cửa toàn
bộ 17 nhà máy điện hạt nhân của nước này vào năm 2022, nhưng hiện có
khoảng 17.000 chất phóng xạ cần được xử lý khẩn cấp.
Nhiều nguồn tin từ Nhật Bản tiết lộ, Cục Tài nguyên-Năng lượng của Bộ
Kinh tế, Thương mại và Công nghệ (METI) Nhật Bản từ tháng 2 đã khởi
thảo một văn kiện cho biết, METI và công ty Toshiba, Bộ Năng lượng Mỹ và
Chính phủ Mông Cổ “đang tiến hành thảo luận phi chính thức” về ý tưởng CFS.
Văn kiện này còn nói, sau khi giới thiệu nội dung cốt lõi của ý tưởng
CFS cho UAE, nước xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, thì họ đã bắt
đầu tiếp xúc với Mông Cổ.
Kyodo cho biết, nếu ý tưởng "dịch vụ nhiên liệu tổng hợp"
được thực hiện, sẽ trở thành khuôn khổ mang tính quốc tế cho cung ứng
nhiên liệu hạt nhân và xử lý nhiên liệu thừa. Nhưng, sau khi xảy ra sự
cố nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima, hiện nay ý tưởng này có thể khó
thực hiện hơn, nhưng động lực của nó trong đó có các doanh nghiệp tư
nhân vẫn tồn tại.
Đàm phán bí mật về thu hồi nhiên liệu thừa
Theo báo chí Mỹ, từ tháng 9/2010 trở đi, Bộ Năng lượng Mỹ, Bộ Kinh
tế, Thương mại và Công nghệ Nhật Bản và các quan chức Mông Cổ đã bắt đầu
tiến hành đàm phán bí mật về vấn đề này, nguyên nhân là lo ngại gây ra
sự phản đối của nước láng giềng và người dân Mông Cổ.
Phòng thử nghiệm dưới mặt đất
Bill ở miền đông nước Pháp, nhân viên làm việc dưới mặt đất 490 m. Phòng
thực nghiệm này thuộc quản lý của Cơ quan xử lý chất thải phóng xạ quốc
gia Pháp, có kế hoạch đi vào hoạt động năm 2017. Nhưng họ cần phải trải
qua hàng loạt cuộc tranh luận, có được cấp phép và vận hành thử.
Hãng Reuters cho biết, mục đích chủ yếu mà Mỹ-Nhật hợp tác
với Mông Cổ là cung cấp dịch vụ thu hồi nhiên liệu thừa của các doanh
nghiệp hai nước, doanh nghiệp được lợi bao gồm General Electric,
Westinghouse, Hitachi, Toshiba… Qua đó, Mỹ, Nhật sẽ cạnh tranh tốt hơn
với Nga, Pháp trên thị trường điện hạt nhân thế giới.
Trong hợp đồng điện hạt nhân mà các công ty Nga ký với Việt Nam và
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây, đã bao gồm điều khoản thu hồi nhiên liệu thừa đến
Nga, Nga còn cam kết sẽ thu hồi nhiên liệu thừa từ một loạt nhà máy điện
hạt nhân được xây dựng ở Ấn Độ. Mỹ, Nhật hy vọng thông qua xây dựng mới
kho chứa nhiên liệu thừa ở Mông Cổ, doanh nghiệp của hai nước này sẽ
thoát khỏi tình cảnh không thuận lợi khi cạnh tranh với các doanh nghiệp
Nga hiện nay, đồng thời lợi dụng nguồn uranium phong phú của Mông Cổ để
bảo đảm nguồn cung uranium ổn định.
Tin cho biết, dự thảo thỏa thuận ba nước cho phép vận chuyển nhiên
liệu thừa từ Mỹ, Nhật sang cất trữ ở Mông Cổ. Do sự phản đối của người
dân Mỹ, trong hơn nửa thế kỷ ra đời ngành công nghiệp hạt nhân, Mỹ luôn
thiếu một kho chứa chất thải hạt nhân chuyên dụng. Thảm họa hạt nhân gần
đây ở Nhật Bản càng gây ra sự quan ngại về xử lý chất thải hạt nhân của
các nhà máy điện hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng, cách cất trữ nhiên
liệu hạt nhân thừa hiện nay của Mỹ có rủi ro hỏa hoạn rất lớn, hơn nữa
dễ bị các phần tử khủng bố tấn công.
Mông Cổ: chính quyền im lặng, người dân phản đối
Ngày 20/7, báo mạng Mông Cổ đã đăng bài với tiêu đề “Dự thảo xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân của Mông Cổ đã hoàn thành và đi vào giai đoạn thông qua” cho biết, tin về dự án này đã được một nghị sĩ Mông Cổ thừa nhận trước đó 1 ngày.
Việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga.
Người phụ trách thông tin của Cục Năng lượng hạt nhân Mông Cổ cũng
hứa sẽ trả lời câu hỏi của phóng viên sau khi tham khảo ý kiến của lãnh
đạo nước này. Nhưng, hiện nay, các quan chức Mông Cổ chưa có bất cứ phản
ứng nào đối với thông tin này.
Trên thực tế, việc xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân ở Mông Cổ đang
đối mặt với những trở lực rất lớn. Báo “Ngày nay” của Mông Cổ dẫn lời
một quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết: "Xã hội Mông Cổ hoàn toàn không chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận kế hoạch này".
Tin cho biết, việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được
sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga, đồng thời
còn tồn tại khả năng các phần tử khủng bố lợi dụng những chất thải hạt
nhân này để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cư dân mạng Mông Cổ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mạng internet, cho rằng “chất thải hạt nhân của thế giới không nên cất trữ ở Mông Cổ”, “nhân dân Mông Cổ cũng có nhu cầu được sống trong môi trường lành mạnh như các dân tộc khác”.
Mông
Cổ sẽ xây dựng một cơ sở chứa nhiên liệu thừa, chôn vùi nhiên liệu hạt
nhân thu hồi. Tin này vừa xuất hiện đã trở thành tiêu điểm tranh cãi của
xã hội và người dân Mông Cổ.
Ngày 20/7, nhiều trang mạng Mông Cổ dẫn các nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Mông Cổ dự định thực hiện kế hoạch “dịch vụ nhiên liệu tổng hợp”
(CFS), tức là Mông Cổ sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân thì
Mông Cổ sẽ có trách nhiệm thu hồi chất thải của chúng. Mông Cổ sẽ xây
dựng một cơ sở chứa nhiên liệu thừa, chôn vùi nhiên liệu hạt nhân thu
hồi.
Các thùng chứa chất thải hạt nhân.
Cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế (IAEA) có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất (UAE) cũng có ý định tham khảo mô hình này và triển khai
hợp tác với Mông Cổ về nhiên liệu uranium.
Nhiên liệu thừa "hút" Nhật, Mỹ, Mông Cổ và UAE
Hãng Kyodo cho biết, ngày 18/7 họ đã nhận được một bản dự thảo thỏa
thuận giữa chính phủ ba nước Nhật-Mỹ-Mông Cổ. Bản dự thảo này nói rõ ủng
hộ mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân, và đề xuất: ba nước sẽ tiến
hành tham vấn thường xuyên, sẽ cùng IAEA bàn bạc khả năng hỗ trợ công
nghệ cho Mông Cổ trong việc xây dựng cơ sở cất trữ nhiên liệu thừa.
Kho chứa chất thải phóng xạ của
nhà máy điện hạt nhân Lubu, Đức. Chính phủ Đức có kế hoạch đóng cửa toàn
bộ 17 nhà máy điện hạt nhân của nước này vào năm 2022, nhưng hiện có
khoảng 17.000 chất phóng xạ cần được xử lý khẩn cấp.
Nhiều nguồn tin từ Nhật Bản tiết lộ, Cục Tài nguyên-Năng lượng của Bộ
Kinh tế, Thương mại và Công nghệ (METI) Nhật Bản từ tháng 2 đã khởi
thảo một văn kiện cho biết, METI và công ty Toshiba, Bộ Năng lượng Mỹ và
Chính phủ Mông Cổ “đang tiến hành thảo luận phi chính thức” về ý tưởng CFS.
Văn kiện này còn nói, sau khi giới thiệu nội dung cốt lõi của ý tưởng
CFS cho UAE, nước xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, thì họ đã bắt
đầu tiếp xúc với Mông Cổ.
Kyodo cho biết, nếu ý tưởng "dịch vụ nhiên liệu tổng hợp"
được thực hiện, sẽ trở thành khuôn khổ mang tính quốc tế cho cung ứng
nhiên liệu hạt nhân và xử lý nhiên liệu thừa. Nhưng, sau khi xảy ra sự
cố nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima, hiện nay ý tưởng này có thể khó
thực hiện hơn, nhưng động lực của nó trong đó có các doanh nghiệp tư
nhân vẫn tồn tại.
Đàm phán bí mật về thu hồi nhiên liệu thừa
Theo báo chí Mỹ, từ tháng 9/2010 trở đi, Bộ Năng lượng Mỹ, Bộ Kinh
tế, Thương mại và Công nghệ Nhật Bản và các quan chức Mông Cổ đã bắt đầu
tiến hành đàm phán bí mật về vấn đề này, nguyên nhân là lo ngại gây ra
sự phản đối của nước láng giềng và người dân Mông Cổ.
Phòng thử nghiệm dưới mặt đất
Bill ở miền đông nước Pháp, nhân viên làm việc dưới mặt đất 490 m. Phòng
thực nghiệm này thuộc quản lý của Cơ quan xử lý chất thải phóng xạ quốc
gia Pháp, có kế hoạch đi vào hoạt động năm 2017. Nhưng họ cần phải trải
qua hàng loạt cuộc tranh luận, có được cấp phép và vận hành thử.
Hãng Reuters cho biết, mục đích chủ yếu mà Mỹ-Nhật hợp tác
với Mông Cổ là cung cấp dịch vụ thu hồi nhiên liệu thừa của các doanh
nghiệp hai nước, doanh nghiệp được lợi bao gồm General Electric,
Westinghouse, Hitachi, Toshiba… Qua đó, Mỹ, Nhật sẽ cạnh tranh tốt hơn
với Nga, Pháp trên thị trường điện hạt nhân thế giới.
Trong hợp đồng điện hạt nhân mà các công ty Nga ký với Việt Nam và
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây, đã bao gồm điều khoản thu hồi nhiên liệu thừa đến
Nga, Nga còn cam kết sẽ thu hồi nhiên liệu thừa từ một loạt nhà máy điện
hạt nhân được xây dựng ở Ấn Độ. Mỹ, Nhật hy vọng thông qua xây dựng mới
kho chứa nhiên liệu thừa ở Mông Cổ, doanh nghiệp của hai nước này sẽ
thoát khỏi tình cảnh không thuận lợi khi cạnh tranh với các doanh nghiệp
Nga hiện nay, đồng thời lợi dụng nguồn uranium phong phú của Mông Cổ để
bảo đảm nguồn cung uranium ổn định.
Tin cho biết, dự thảo thỏa thuận ba nước cho phép vận chuyển nhiên
liệu thừa từ Mỹ, Nhật sang cất trữ ở Mông Cổ. Do sự phản đối của người
dân Mỹ, trong hơn nửa thế kỷ ra đời ngành công nghiệp hạt nhân, Mỹ luôn
thiếu một kho chứa chất thải hạt nhân chuyên dụng. Thảm họa hạt nhân gần
đây ở Nhật Bản càng gây ra sự quan ngại về xử lý chất thải hạt nhân của
các nhà máy điện hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng, cách cất trữ nhiên
liệu hạt nhân thừa hiện nay của Mỹ có rủi ro hỏa hoạn rất lớn, hơn nữa
dễ bị các phần tử khủng bố tấn công.
Mông Cổ: chính quyền im lặng, người dân phản đối
Ngày 20/7, báo mạng Mông Cổ đã đăng bài với tiêu đề “Dự thảo xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân của Mông Cổ đã hoàn thành và đi vào giai đoạn thông qua” cho biết, tin về dự án này đã được một nghị sĩ Mông Cổ thừa nhận trước đó 1 ngày.
Việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga.
Người phụ trách thông tin của Cục Năng lượng hạt nhân Mông Cổ cũng
hứa sẽ trả lời câu hỏi của phóng viên sau khi tham khảo ý kiến của lãnh
đạo nước này. Nhưng, hiện nay, các quan chức Mông Cổ chưa có bất cứ phản
ứng nào đối với thông tin này.
Trên thực tế, việc xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân ở Mông Cổ đang
đối mặt với những trở lực rất lớn. Báo “Ngày nay” của Mông Cổ dẫn lời
một quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết: "Xã hội Mông Cổ hoàn toàn không chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận kế hoạch này".
Tin cho biết, việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được
sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga, đồng thời
còn tồn tại khả năng các phần tử khủng bố lợi dụng những chất thải hạt
nhân này để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cư dân mạng Mông Cổ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mạng internet, cho rằng “chất thải hạt nhân của thế giới không nên cất trữ ở Mông Cổ”, “nhân dân Mông Cổ cũng có nhu cầu được sống trong môi trường lành mạnh như các dân tộc khác”.