Đó là phát hiện của nhóm các nhà khoa học tại Trường đại học Yale và Trường đại học California (Mỹ).
Họ đã xét nghiệm 117 mẫu nhau thai của trẻ sơ sinh thuộc những gia đình có nguy cơ bị bệnh tự kỷ, chẳng hạn như những gia đình đã có một hoặc nhiều trẻ mắc bệnh này.
Có thể chẩn đoán sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ - (Ảnh: Shutterstock)
Những mẫu nhau thai sau đó được so sánh với 100 mẫu nhau thai đối chứng.
Họ nhận thấy, những mẫu nhau thai của trẻ có nguy cơ bị tự kỷ có 15 thể vùi lá nuôi phôi (trophoblast inclusion), trong khi không có mẫu thai đối chứng nào có nhiều hơn 2 thể vùi lá nuôi phôi, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Biological Psychiatry.
Theo tiến sĩ Harvey Kliman, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nhau thai có từ 4 thể vùi lá nuôi phôi trở lên thì nguy cơ bị bệnh tự kỷ là 97%.
Nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả trên sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ bị bệnh tự kỷ và điều trị kịp thời để cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.