“Europa - mặt trăng của sao Mộc là nơi có thể có sự sống nhất trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất. Đây cũng là nơi mà chúng ta nên tập trung nghiên cứu, truy tìm sự sống” - Robert Pappalardo, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA, đặt tại Pasadena, California.
Theo yêu cầu của NASA, một dự án đầy hứa hẹn nghiên cứu Europa đã được chỉnh sửa để giảm thiểu chi phí. Đây là động thái mới nhất có liên quan đến kế hoạch thám hiểm Europa tại hội nghị thường niên của Hiện hội phát triển khoa học Mỹ (AAAS).
Theo đó, Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA và Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng tại trường đại học Johns Hopkins tại Maryland đã bắt đầu phát triển một dự án thám hiểm có tên Clipper với tổng giá trị trên 2 tỉ USD.
Bề mặt đầy băng của Mặt trăng Europa.
Đúng như dự án, một tàu thăm dò vũ trụ sẽ được phóng lên quỹ đạo của sao Mộc và thực hiện hàng loạt chuyến bay tiếp cận Europa.
Nếu dự án này được phê duyệt thì Clipper sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2021 và nó sẽ mất 3 đến 6 năm để tiến tới Europa.
Đáng tiếc cuối năm 2012, NASA đã tuyên bố rằng họ không có vốn để thực hiện dự án Clipper khi Mỹ đang nỗ lực cắt giảm chi tiêu ngân sách.
Tuy nhiên, NASA có thể tham gia vào nhiệm vụ thám hiểm sao Mộc cùng với Cơ quan hàng không châu Âu, trong dự án “Jupiter Icy Moon Explorer” - thám hiểm Mặt trăng băng giá của sao Mộc. Theo dự án này thì một tàu thám hiểm sẽ được cử đến Europa vào năm 2030.
Pappalardo cho rằng Mỹ không nên quá tập trung vào việc thám hiểm sao Hỏa, bởi có những hành tinh khác cũng cần được chú trọng. Theo ông này, sự sống trên sao Hỏa có thể tồn tại cách đây vài tỉ năm, nhưng sự sống trên Europa có thể hiện vẫn đang tồn tại.
“Nếu Europa là một nơi có sự sống thì Encelade (mặt trăng của sao Thổ) cũng có thể có khả năng này. Hành tinh này có biển dưới bề mặt, hoặc có thể đó là một đại dương, và nơi đây các hoạt động địa chất vẫn đang diễn ra” - nhà khoa học thuộc Viện khoa học các hành tinh tại Tucson, Arizona, Mỹ, Amanda Handrix nói.
Europa được quan sát lần đầu tiên nhờ 2 tàu thám hiểm Voyager vào năm 1979 và sau đó được quan sát kỹ hơn bằng kính thiên văn Galileo vào những năm 1990.