Nhóm các nhà thiên văn học đến từ trường
đại học Goettingen (Đức) và đại học Hertfordshire (Anh) đã phát hiện
thấy 3 hành tinh mới quay quanh ngôi sao HD 40307 cách chúng ta khoảng
44 năm ánh sáng. Trong số này, một hành tinh nằm trong vùng Goldilocks
Zone - nơi có nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh để nước có thể tồn
tại ở dạng lỏng.
Hành tinh HD 40307g
Hành tinh mới phát hiện, được đặt tên là HD 40307g,
có khối lượng lớn hơn Trái đất ít nhất 7 lần, nhưng khoảng cách của nó
với ngôi sao mẹ cũng tương đương khoảng cách giữa hành tinh của chúng ta
và Mặt trời.
“HD 40307 là một ngôi sao lùn lâu
đời và hoạt động rất ổn định. Đây là lý do giải thích tại sao tồn tại
một hành tinh với điều kiện khí hậu giống Trái đất quanh quanh ngôi sao
này”, tiến sĩ Guillem Angla-Escude, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Hơn 800 hành tinh mới đã được phát hiện
bên ngoài Hệ mặt rời từ khi các nhà thiên văn học bắt đầu tìm kiếm từ
đầu những năm 1990, nhưng chỉ có vài hành tinh được phát hiện trong khu
vực có thể tồn tại sự sống. HD 40307g là hành tinh có thể tồn tại sự
sống gần Trái đất nhất được phát hiện từ trước tới nay.
“Đây là hành tinh gần Trái đất nhất năm trong vùng có thể tồn tại sống”, tiến sĩ Hugh Jones, thuộc trường đại học Hertfordshire, cho biết.
“Nó có nhiệt độ không quá nóng cũng như không quá lạnh. Đây là một
trong yếu tố tăng khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh này".