1. Nhiều người biết và
đoán ra được rằng trong vũ trụ bất cứ chất lỏng nào cũng có khuynh hướng
nổi lên bề mặt. Tính chất ấy làm cho những người lên vũ trụ bị phù mặt,
tắc mũi… Và cũng vì thế, xương bị mất canxi, cơ bị teo, thận bị suy,
ruột hoạt động chậm đi, nhưng tim lại đập nhanh lên.
2. Sống trong vũ trụ,
chiều cao của chúng ta tăng lên. Nguyên nhân là tình trạng không trọng
lượng làm áp suất tác động lên cột sống giảm đi. Chiều cao trung bình
của những nhà du hành vũ trụ khi ở trên quỹ đạo tăng trung bình 5cm.
3. Theo kết quả một nghiên cứu tiến hành năm 2001, nếu ai thường bị ngủ ngáy khi sống dưới đất thì lên vũ trụ “bệnh ngáy” sẽ
tự khỏi. Sống trên quỹ đạo ngủ sẽ rất thính. Lý do là mỗi ngày có tới
16 lần mặt trời mọc, phá huỷ nhịp sinh học vốn có của mọi người.
4. Các nhà du hành Mỹ
thường dùng nhạc để đánh thức mình dậy theo điệu nhạc tự chọn, từ trung
tâm theo dõi tại Houston. Nhưng nếu là phi hành đoàn quốc tế, thì họ
dùng đồng hồ báo thức.
5. Những nhà du hành nữ bị cấm độn ngực vì trong vũ trụ nó có thể nổ.
6. Các nhà du hành cũng
có muối và tiêu để thêm vào thức ăn cho hợp khẩu vị nhưng ở dưới dạng
lỏng vì dưới dạng bột nghiền chúng sẽ bay loạn xạ trong khoảng không
gian không có không khí nên có thể bị rơi vào bộ máy hô hấp gây nguy
hiểm khi thở.
7. Khi bước ra ngoài vũ trụ, chẳng may
bộ quần áo bay không giữ được độ kín, tuyệt đối cấm thở vì phổi có thể
bị nổ tung. Người ta không thể sống nếu trong máu không có oxi nhưng có
thể nhịn thở trong vòng 2 phút trong chân không. Trong chân không, độ ẩm
trong khoang mũi, mắt và lưỡi bay hơi rất nhanh.
8. Sau khi trở về Trái
đất, nhà du hành vũ trụ phải tích cực vận động vì trong thời gian sống
trên vũ trụ, họ bị teo cơ do áp suất thấp và không có trọng lực. Họ đi
lại như một trẻ đang chập chững tập đi, dễ mất thăng bằng và thường
xuyên ngã.
9. Chưa một nhà du hành vũ trụ nào bị
chết khi đang bay trên quỹ đạo, nhưng 18 người đã bị hy sinh do tai nạn
khi đang phóng lên hoặc quay về Trái đất.
10. Trái đất trong hệ
Mặt trời có một hành tinh sinh đôi. Hành tinh ấy là vệ tinh của Sao Thổ
(Saturn) có tên gọi là Titan. Những thăm dò ban đầu thấy trên Titan có
sông ngòi, biển cả, đại dương và núi lửa. Cũng như Trái đất, Titan có
bầu khí quyển dày đặc chứa 75% nitơ. Khoảng cách giữa Trái đất và Mặt
trời tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa Titan và sao Thổ. Tỷ lệ khối lượng
giữa Trái đất và Mặt trời cũng bằng tỷ lệ khối lượng giữa Titan và sao
Thổ.
Giả sử có lên được Titan, chẳng ai lại
nghĩ rằng mình sẽ nhảy ùm xuống sông và biển để tắm vì dưới đó chỉ có
metan và propan. Núi lửa ở Titan khác với núi lửa Trái đất vì chúng đông
cứng. Metan, propan và nước đóng băng cũng là thành phần của khí quyển.
Các nhà khoa học cho rằng trên Titan có sự sống dưới dạng đơn giản nhất
và cả vi khuẩn nữa nhưng chỉ ở trong các đại dương khổng lồ gồm 90% là
nước, nằm dưới bề mặt của Titan.