Phát hiện dải ngân hà tưởng chừng không tồn tại
Các nhà thiên văn vừa phát hiện ra một trong những nhóm thiên hà hiếm nhất, đặc biệt nhất trong vũ trụ có tên IDCS J1426,5 + 3508.





Nhóm thiên hà là các bộ sưu tập thiên hà di chuyển theo quỹ đạo của nhau và là những vật thể khổng lồ nhất trong vũ trụ. Nhóm thiên hà mới được kính viễn vọng Hubble phát hiện lần đầu tiên có kích cỡ lớn hơn Mặt trời 500 ngàn tỉ lần và nằm cách xa gần 10 tỉ năm ánh sáng. Do nhìn vào vũ trụ xa xôi có nghĩa là đang nhìn vào quá khứ trong hiện tại nên nhóm thiên hà này cho thấy nó được hình thành trong thời kỳ mà vũ trụ mới được ¼ độ tuổi hiện tại.

Nhóm thiên hà mới được phát hiện
Nhóm thiên hà mới được phát hiện

Nhóm thiên hà có tên IDCS J1426,5 + 3508 rất xa xôi vì trong suốt thời kỳ này trong lịch sử vũ trụ, các nhóm thiên hà lớn mới bắt đầu hình thành. Chỉ có một nhóm thiên hà khác có kích cỡ có thể so sánh được nhìn thấy ở khoảng cách này và nó cũng nhẹ hơn so với IDCS J1426,5 + 3508.

Điều khiến cho nhóm thiên hà này lạ hơn là nó có một vòng cung bí hiểm màu xanh sáng phía sau. Các phi hành gia nghĩ rằng nó thể hiện một thiên hà khổng lồ khác được hình thành và thậm chí còn nằm xa hơn, lâu hơn trước đó.

Ánh sáng từ thiên hà xa hơn này đã bị biến dạng nhiều do hiệu ứng gọi có tên thấu kính hấp dẫn tạo ra. Nhóm thiên hà khổng lồ đã bẽ gãy và xoắn ánh sáng đến từ thiên hà xa xôi và tạo nên đường cong màu xanh rất lạ.

Việt phát hiện và hiểu được các vật thể trong vũ trụ có thể giúp các nhà thiên văn xác định được cuộc cách mạng thiên hà trong suốt lịch sử vũ trụ.



(Nguồn: Theo GDTĐ )