|
Bí ẩn vụ nổ vũ trụ làm chấn động trái đất thế kỷ thứ 8 |
|
|
Vào cuối thế kỷ thứ 8, Trái đất từng bị chấn động bởi một vụ nổ bí ẩn của các tia vũ trụ và hậu quả của nó vẫn còn sót lại trên nhiều cây tuyết tùng ở Nhật Bản ngày nay.
|
|
Tiến hành phân tích 2 cây cổ thụ, nhóm nghiên cứu Đại học Nagoya (Nhật Bản) đã phát hiện ra sự đột biến của carbon-14 (một đồng vị carbon có nguồn gốc từ bức xạ vũ trụ) ở mức khá cao. Họ còn tính toán được khoảng thời gian xảy ra vụ nổ từ giữa năm 774 đến 775 sau Công nguyên. Proton cũng như các hạt hạ nguyên tử khác bị nổ tung bởi nguồn năng lượng cao. Chúng va chạm với tầng bình lưu và phản ứng với nitơ tạo ra carbon-14, sau đó bị hút vào sinh quyển. Nhóm chuyên gia nhận thấy mức carbon-14 ở 2 cây tuyết tùng tại thời điểm năm 774-775 cao hơn khoảng 1,2% so với các năm khác.
| Hình ảnh tưởng tượng về vụ nổ Big Bang. Ảnh minh họa (Ảnh: The Sun) |
Một trong những nguồn bức xạ vũ trụ được xác định là Mặt trời với các hoạt động khác nhau trong giai đoạn gọi là chu kỳ Schwabe. Tuy nhiên, vụ nổ đó không thể là do chu kỳ Schwabe và sức công phá của nó lớn hơn bất kỳ cơn bão mặt trời nào từng ghi nhận.
Ngoài ra, khả năng một siêu tân tinh hay một ngôi sao nổ tung vào cuối chu kỳ sống của nó cũng được tính đến. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào cho thấy sự kiện này trong giai đoạn 774-775.
“Đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa thể xác định nguyên nhân của vụ nổ bí ẩn trên”, trưởng nhóm Fusa Miyake thừa nhận. “Hiện tại, chúng tôi đang có ý định hướng quá trình tìm kiếm vào chất đồng vị beryllium và ni-trat, song song với việc phân tích các tài liệu lịch sử để xem có hiện tượng gì bất thường xảy ra trên bầu trời cách đây khoảng 1.237 năm hay không”.
Phương Huyền (Theo AFP) |
|
|
|
|
|
|