Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA đã bắt được ánh
sáng từ hành tinh có tên là 55 Cancri e, có quỹ đạo quanh ngôi sao cách
trái đất 41 năm ánh sáng là 55 Cancri, nằm ở chòm sao Cancer (Con cua).
Một ngày trên hành tinh đó chỉ kéo dài
khoảng 18 giờ và nó là một trong năm hành tinh xoay quanh sao trung tâm
55 Cancri.
Spitzer đã mở ra một thế giới kỳ
lạ trên hành tinh 55 Cancri e
Hành tinh 55 Cancri e được phát hiện lần
đầu tiên vào năm 2004 và là thiên thể không có sự sống. Thay vào đó, nó
được liệt vào dạng siêu trái đất vì kích thước to gấp đôi và khối lượng
cao gấp tám lần trái đất.
Tuy nhiên, cho đến mới đây, các nhà khoa
học vẫn chưa tìm ra cách thu được ánh sáng hồng ngoại từ thế giới trên.
“Spitzer một lần nữa khiến chúng ta
hết sức ấn tượng”, theo Space.com dẫn lời chuyên gia Bill Danch chịu trách
nhiệm chương trình Spitzer tại trụ sở NASA ở Washington.
Với thành tựu lần này của Spitzer, giới
chuyên gia biết được những đặc điểm đầy bất thường ở 55 Cancri e.
Hành tinh trên ở vị trí rất gần sao
trung tâm, gần hơn gấp 26 lần so với khoảng cách từ sao Thủy đến Mặt
trời. Do đó, mặt đối diện với sao trung tâm của 55 Cancri e cực nóng,
với nhiệt độ lên đến 1.726 độ C, còn mặt kia hoàn toàn chìm trong đêm
tối vĩnh cửu.
Trên hết, các chuyên gia phát hiện hành
tinh này đang chảy chất lỏng. Các quan sát trước đây cho thấy 1/5 55
Cancri e làm từ các nguyên tố nhẹ, trong đó có nước, nhưng nhiệt độ và
áp suất khủng khiếp trên hành tinh này đã tạo ra cái mà các nhà khoa học
gọi là trạng thái “chất lỏng siêu tới hạn”.
Phát hiện trên cũng tương đồng với giả
thuyết thế giới nước chứa chất lỏng siêu tới hạn, chỉ một hành tinh đầy
đá, được bao phủ bằng chất lỏng siêu tới hạn và bên trên là bức màn hơi
dày đặc.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải
bởi chuyên san Astrophysical Journal.