Tuy
nhiên theo một công bố mới của NASA ngày 25/4, kết quả phân tích của
một nhóm nghiên cứu quốc tế đã cho thấy trong quá trình tiến hóa, trái
đất có thể đã bị va chạm bởi hàng chục tiểu hành tinh có kích thước lớn
nhỏ như vậy.
Chứng cứ mà các nhà nghiên cứu đưa ra là các hạt Microsphere
với kích thước nhỏ bằng mm trong loại đá cổ ở Australia. Họ tin rằng
bụi nham thạch bắn ra trong không trung sau khi các tiểu hành tinh va
đập mạnh với trái đất, chúng đã bị làm lạnh, đông cứng và rơi xuống bề
mặt, cuối cùng hình thành các tầng Microsphere mỏng nhưng phân bố rộng
rãi trong các lớp đá của Trái đất.
Kết quả mô phỏng máy tính của các nhà
khoa học cho thấy 1,8 tỷ đến 3,8 tỷ năm trước có khoảng 70 tiểu hành
tinh có kích thước lớn hơn hoặc giống kích thước của tiểu hành tinh gây
ra tuyệt chủng cho loài khủng long, đã va vào Trái đất, tần số này cao
hơn so với những tính toán trước đó. Trong thời gian này, Mặt trăng cũng
bị 4 tiểu hành tinh có kích thước tương tự va vào.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, chuyên gia
nghiên cứu hành tinh thuộc Viện nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) ông William
F.Bottke, cho biết lớp Microsphere đã chứng minh lịch sử Trái đất từng
bị tấn công liên tục, tuy nhiên trước đó nguồn gốc của các tầng
Microsphere vẫn còn là một điều bí ẩn.
Báo cáo nghiên cứu công bố trên tạp chí
Nature của Anh số ra ngày 25/4 cho biết, các nhà nghiên cứu tin rằng
phân tích của họ cũng hỗ trợ cho lý thuyết sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên
Vương, sao Hải Vương được hình thành cách đây 4,5 tỷ năm trước.
4 tỷ năm trước, dưới tác động của lực
hấp dẫn trong Hệ Mặt trời, chúng mới dần chuyển động theo quỹ đạo hiện
tại, đồng thời gây ra sự va chạm giữa tiểu hành tinh và sao chổi với quy
mô lớn.