Theo
Phó quốc vụ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Mỹ Ellen
Tauscher, văn kiện này chứa đựng quá nhiều điều hạn chế đối với Mỹ, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin, trong khi đó nó lại được Cộng đồng châu Âu
(đương nhiên), Canada và Nhật Bản hoan nghênh.
Việc các cường quốc vũ trụ hàng đầu không chấp nhận “Luật ứng xử trong vũ trụ”
cũng có nghĩa là trong những năm tới khoảng không gian quanh Trái đất
vẫn được sử dụng tự do mà không cần có bất cứ một thỏa thuận hoặc một
điều hạn chế nào.
Mỹ cho rằng "Luật ứng xử vũ trụ" có quá nhiều hạn chế với Mỹ, Nga và Trung Quốc
Liên minh châu Âu trong vài năm gần đây thường đề cập đến một đạo luật ứng xử tự nguyện. Trong văn kiện này “những đạo luật về chuyển động trên quỹ đạo” được đề xuất cho các vệ tinh và các thiết bị vũ trụ.
Theo ý đồ của những người soạn thảo
luật, đã đến lúc cần phải giải quyết vấn đề quá tải trên không gian vũ
trụ, nhằm giảm tối đa nguy cơ va chạm và tai nạn. Văn kiện cũng nêu ra
những biện pháp để ngăn ngừa những tranh cãi về rác vũ trụ. Ở đây còn
bao hàm cả những “tai nạn” kiểu như việc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc năm 2007.
Mặc dù tính cập nhật của văn kiện cũng
như vấn đề rác vũ trụ ngày một nhiều là chuyện có thực, nhưng các cường
quốc vũ trụ không hề có kế hoạch ký các văn kiện như vậy. Về cơ bản,
điều này liên quan đến khía cạnh quân sự của các chương trình vũ trụ.
Chẳng hạn Mỹ vẫn thường nhấn mạnh rằng
việc công bố các thông số về quỹ đạo các vệ tinh và những thiết bị vũ
trụ đe dọa đến các tác vụ tình báo tuyệt mật của họ. Có thể hiểu Mỹ đã
chính thức tuyên bố rằng họ sẽ không sẵn sàng từ bỏ những ưu thế công
nghệ của mình và chuyển giao các tư liệu của mình cho một cơ quan vũ trụ
liên quốc gia nào đó.
Song người ta vẫn hy vọng cuối cùng cũng
soạn thảo được một văn kiện mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận
được, làm cơ sở cho những tranh cãi liên quan đến việc sử dụng khoảng
không gian xung quanh hành tinh của chúng ta.