Tấm
ảnh này là một phần của dự án 10 năm thu thập các dữ liệu, giúp ích cho
các việc nghiên cứu trong tương lai theo như các nhà khoa học mô tả.
Nick Cross thuộc đại học Edinburgh đã nói trong một bài báo: “Hình
ảnh chi tiết ở mức độ này giúp chúng ta có cái nhìn khác về dải ngân hà
qua cái nhìn kỹ càng hơn. Việc các thông tin được xử lý, thu thập cũng
như công bố được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ tận tâm khiến cho các
nhà khoa học khác có thể yên tâm tập trung vào việc sử dụng các dữ liệu
này. Ngoài ra, đây cũng là một cách tiết kiệm chi phí khi nghiên cứu
thiên văn học".
Cross đã trưng bày hình ảnh vào thứ 5
(29/3) tại Hội nghị Thiên văn học quốc tế 2012 được tổ chức tại
Manchester, Anh. Tấm ảnh cho thấy hình ảnh cụ thể của dải ngân hà,
thường được mọi người miêu tả như hai nửa quả trứng tráng ốp vào nhau
với một đĩa phẳng nằm ở giữa. Trái Đất nằm ở vị trì gần rìa ngoài của
chiếc đĩa này; theo các nhà nghiên cứu cho biết nếu nhìn từ vị trí của
chúng ta thì chiếc đĩa này có phần giao nhau.
Bởi vì hình ảnh được chụp từ ánh sáng
hồng ngoại, nó có thể xuyên qua phần lớn các đám bụi tối của dải ngân
hà, cho phép các nhà thiên văn học có thể quan sát các chi tiết tại
trung tâm dải ngân hà. Các cấu trúc với lớp vỏ lớn cũng có thể được nhìn
thấy từ bức ảnh, ví dụ như những đám bụi và khí gas lớn tại nơi mà các
ngôi sao được hình thành với tốc độ chóng mặt.
Trong khi bức ảnh này chụp được một số
lượng khổng lồ các ngôi sao nhưng nó vẫn chưa thực sự là một bức ảnh
hoàn hảo về các vì tinh tú của dải ngân hà. Các nhà thiên văn học nghĩ
rằng vũ trụ của chúng ta chứa ít nhất 100 tỷ ngôi sao và lớn nhất lên
đến gần 400 tỷ ngôi sao. Việc có thể chụp tất cả số này trong một bức
ảnh vẫn là một vấn đề chưa có lời giải đáp.