Phát hiện 4 hành tinh ngoại vi đầu tiên trong năm 2012. (Ảnh: Discovery)
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện về các hành tinh ngoại vi không bắt nguồn từ kính thiên văn vũ trụ Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hay bất kỳ kính thiên văn vũ trụ nào khác, mà nó bắt nguồn từ một hệ thống kính thiên văn quan sát từ mặt đất đặt bởi Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithson (Mỹ). Theo hãng Discovery, 4 hành tinh ngoại vi bên ngoài hệ mặt trời này được đặt tên là HAT-P-34b, HAT-P-35b, HAT-P-36b và HAT-P-37b có vòng quay xung quanh các ngôi sao, với thời gian hoàn thành “một năm” cực ngắn. Cụ thể, vòng quay của 4 hành tinh ngoại vi theo thứ tự lần lượt, chỉ trong có 5,5 ngày, 3,6 ngày, 1,3 ngày và 2,8 ngày trong khi quỹ đạo của Trái đất quay xung quanh Mặt trời trong một năm phải trải qua đúng 365 ngày. Dự án Mạng lưới kính thiên văn tự động hóa được làm từ Hungary, gồm 6 kính thiên văn loại nhỏ có đường kính 11cm, đặt tại Đài thiên văn the Fred Lawrence Whipple ở Arizona và Đài quan sát thiên văn Mauna Kea, Hawaii (Mỹ)… Việc phát hiện những hành tinh ngoại vi bên ngoài hệ mặt trời này, mở ra một năm mới đầy triển vọng trong công cuộc săn tìm những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. |