Bình
luận về tin có một lỗ hổng tầng ozone cực lớn xuất hiện tại Bắc Cực,
ông Makshtas nêu rõ lượng ozone tại khu cực Bắc thực sự đã giảm xuống
trong tháng Hai và tháng Ba năm nay.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% diện tích
thuộc khoảng không Bắc Cực có lượng ozone thấp hơn mức bình thường
khoảng 1,5 lần, điều cũng đã xảy ra tại Nam Cực năm 1985.
Ông Makshtas giải thích vào thời gian
nói trên, không khí tại Bắc Cực trở lạnh và do tác động của tia cực tím
từ Mặt Trời nên lượng ozone tại đây đã giảm xuống. Ông nhấn mạnh, đây là
hiện tượng thời tiết bình thường của mùa Xuân và không nên coi là thảm
họa khi lượng ozone tại Bắc Cực giảm xuống.
Ông Makshtas cũng cho biết, mặc dù không
xảy ra hiện tượng ozone giảm đột ngột tại Bắc Cực, nhưng cho đến nay,
khoa học thế giới vẫn chưa thể giải thích thấu đáo về sự xuất hiện của
các lỗ hổng tầng ozone làm tăng tác hại của bức xạ cực tím.
Trước đó, một nghiên cứu đăng trên tạp
chí khoa học Nature của Anh cảnh báo, lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực lần
đầu tiên đã mở rộng tới mức kỷ lục, với diện tích gấp 5 lần bang
California của Mỹ, và đã di chuyển sang khu vực Đông Âu, Nga và Mông Cổ,
khiến nhiều người bị ảnh hưởng của tia cực tím.