Theo Daily Mail,
chiều cao của mái vòm che chắn cho kính lên tới 243 feet. Chiếc gương
khổng lồ sẽ do các kỹ sư châu Âu thiết kế và bao gồm hơn 1000 mảnh gương
lục giác ráp lại với nhau. Một màn chắn gió di động sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ gương khỏi bị ánh nắng và gió mạnh thổi vào.
Sa mạc Atacama, Chile được lựa chọn làm
địa điểm đặt kính do thời tiết ở đây rất khô và chưa bao giờ có mưa. Bầu
trời sẽ quang mây ít nhất là 320 đêm mỗi năm, do đó tín hiệu từ không
gian gửi về sẽ không bị ảnh hưởng bởi hơi ẩm bên trong bầu khí quyển
trái đất. Thiết bị có thể ghi nhận được ánh sáng hồng ngoại "nhạy" gấp hàng chục lần so với các loại kính viễn vọng trước đây, nhờ đó, các nhà thiên văn sẽ lần đầu tiên "nhìn" thấy một cách rõ nét những thiên hà ở cách chúng ta 14 tỷ năm ánh sáng.
Sa mạc Atacama, Chile là nơi cực khô và quanh năm không có mưa. (Ảnh: Daily Mail)
Các nhà khoa học hy vọng E-ELT sẽ giúp
họ giải mã những bí ẩn về hố đen và năng lượng đen, hai thế lực bí hiểm
và chưa được biết đến nhiều trong không gian, để có thể giải thích sâu
hơn về quy trình tiến hóa của Trái đất. Nhờ hàng loạt công cụ đặc biệt
để chống nhòe, chống mờ, hình ảnh do E-ELT lồ chụp ra sẽ nét hơn kính
Hubble tới 15 lần.
Tuy nhiên, để có thể triển khai dự án,
các kỹ sư sẽ phải san phẳng phần đỉnh của ngọn núi Cerro Armazones cao
9900 feet của Chile. Đấy là trong trường hợp dự án được 15 đối tác quốc
tế của Ủy ban Quan sát Nam Âu phê duyệt trong phiên họp thượng đỉnh vào
tháng 12 tới.
Trước E-ELT, quần thể Kính viễn vọng
Atacama Large Array, bao gồm 6 đài quan sát cao nhất thế giới ổ độ cao
16.000 feet cũng đã được xây dựng tại sa mạc Atacama.