Vệ
tinh khoa học UARS (Upper Atmosphere Research Satellite) dùng để nghiên
cứu tầng cao khí quyển được phóng lên vào tháng 9/1991 từ tàu con thoi
Discoverry. Thiết bị này có độ lớn xấp xỉ một chiếc xe bus nặng hơn 6
tấn, dài hơn 10 mét), hoạt động trên quỹ đạo cách Trái đất 600 kilomét
và độ nghiêng là 57 độ. Trị giá của vệ tinh được ước tính là 750 triệu
đôla.
Vào năm 2005, NASA bỏ rơi vệ tinh này,
cho rằng nó sẽ đi trệch quỹ đạo của tàu con thoi, nhưng thực tế lại
không như vậy. Vệ tinh cứ hạ dần độ cao và tự động đi vào chế độ ngủ yên
và đã va chạm với một đối tượng trên cùng quỹ đạo. Các chuyên gia cho
rằng đối tượng ấy là mảnh của vệ tinh Kosmos-1275 phóng từ thời Xô Viết
và sự va chạm ngẫu nhiên này khiến vệ tinh UARS vỡ thành 26 mảnh và rơi
xuống Trái đất với tổng trọng lượng là 532kg. Mảnh lớn nhất là khung của
thiết bị nặng chừng 150kg.
Theo số liệu chiều ngày 16/9, độ cao quỹ
đạo bay của UARS từ 225 đến 250 kilomet. NASA thông báo thời điểm UARS
đi vào khí quyển bị thay đổi vì từ đầu tuần trước khi hoạt động của Mặt
trời tăng lên rõ rệt (làm khí quyển Trái đất “nở ra” khiến sức cản tăng
lên).
Theo dự đoán, vùng vệ tinh có thể rơi sẽ
nằm trong khoảng 57 vĩ độ bắc đến 57 vĩ độ nam, vì quỹ đạo của vệ tinh
nghiêng 57 độ. Những mảnh vỡ của vệ tinh sẽ rơi trên một vùng đất đường
kính 800 kilomet. Có lẽ nó không gây ra một sự kinh hoàng nào và thiệt
hại gây ra (về mặt sinh mạng con người) là không đáng kể. Hãng thông tấn
Nga, Rosblatt cho rằng mảng vỡ sẽ rơi xuống đại dương, hơn là xuống Matxcơva và phụ cận mặc dù vị trí của Matcova nằm ở 54 độ 44 phút vĩ bắc.
Сác chuyên gia của NASA nhấn mạnh rằng
từ khi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất vào năm 1957 người
ta chưa từng ghi nhận một mảnh rác vũ trụ nào rơi xuống Trái đất. Tuy
nhiên hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ của Mỹ (NORAD) trực thuộc
NASA đã theo dõi tình hình này một cách sát sao và thường xuyên dự báo
thời gian và địa điểm rơi của những thiết bị đã phóng lên.