Tuy
nhiên, trong vòng vài năm tới mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn khi phi thuyền
New Horizon của NASA đến được thiên thể này vào tháng 7.2015 theo dự
kiến. Cho đến nay, hiện có 5 điều cực kỳ bí ẩn về sao Diêm Vương, từng
được tính là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt trời trước khi bị Liên đoàn
Thiên văn quốc tế đánh tụt hạng xuống hành tinh lùn vào năm 2006.
Nhầm lẫn về kích thước
Khi được phát hiện vào năm 1930, sao
Diêm Vương ban đầu được cho rằng lớn hơn sao Thủy và có thể vượt cả trái
đất. Giờ đây giới thiên văn biết được nó chỉ khoảng 2.352 km bề ngang,
nhỏ hơn trái đất đến 20%, trong khi khối lượng của nó chỉ bằng 0,2% hành
tinh chúng ta.
Quỹ đạo mất trật tự
Sao Diêm Vương có quỹ đạo ê-líp dẹt bất thường, không giống như 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Trung bình hành tinh lùn
sẽ phải mất đến 248 năm để hoàn thành quỹ đạo dài 5,87 tỉ km xung quanh
sao trung tâm. Quỹ đạo bất thường có nghĩa là trong vòng vài năm, quỹ
đạo của sao Diêm Vương sẽ cắt sao Hải Vương. Điều này khiến sao Diêm
Vương ở gần trái đất so với sao Hải Vương, hành tinh thứ 8 tính từ mặt
trời. Nhưng đừng vội lo lắng, 2 hành tinh này sẽ không bao giờ va vào
nhau dù quỹ đạo hay trùng lặp.
Nhiệt độ âm trường kỳ
Vì ở quá xa mặt trời, sao Diêm Vương là
một trong những nơi lạnh lẽo nhất trong hệ mặt trời, với nhiệt độ bề mặt
luôn giữ ở mức -225 độ C. Bề mặt của nó được bao phủ thường xuyên bởi
băng nitơ. Khi nhìn ở khoảng cách đủ gần, bề mặt hành tinh lùn có thể
biến thành những núi băng đầy khí lạnh, phía dưới lòng đất cũng có thể
đang hiện diện một đại dương khổng lồ.
Các vệ tinh
Sao Diêm Vương có 4 mặt trăng: Charon, Nix, Hydra và một vệ tinh nhỏ xíu mới được phát hiện gần đây được đặt tên là P4.
Trong khi While Nix, Hydra, P4 khá nhỏ, Charon lại to bằng nửa sao Diêm
Vương. Cũng do kích thước ấn tượng của Charon, một số nhà thiên văn học
cho rằng sao Diêm Vương và Charon là một cặp hành tinh lùn, hay còn gọi
là hệ nhị phân. Đây là từ chỉ 2 thiên thể bị lực hấp dẫn khóa chặt lại
với nhau. Charon luôn quay một phía bề mặt về sao Diêm Vương, và sao
Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Có thể hình dung theo kiểu
nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ
lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt
bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy Charon.
Khí quyển trong suốt
Dù nhỏ hơn cả mặt trăng của trái đất,
hành tinh lùn kỳ quái này cũng xoay xở để giữ được một khí quyển mỏng
manh, cấu tạo chủ yếu từ ni-tơ, mê-tan và CO, dày khoảng 3.000 km.