Hành tinh kỳ lạ này được đặt tên là ẩn tinh J1719-1438,
đặc hơn tất cả các hành tinh từng được biết đến trước đây và phần lớn
được hình thành từ carbon. Vì carbon quá dày đặc nên các nhà khoa học
cho rằng chúng phải ở dạng tinh thể hay còn gọi là kim cương.
Hình ảnh của hành tinh được bao phủ đầy kim cương.
"Lịch sử tiến hóa và mật độ dày đặc
của hành tinh này cho thấy nó được cấu tạo từ cacbon - nghĩa đây được
xem là một viên kim cương khổng lồ quay nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng
ta", ông Matthew Bailes thuộc Đại học Melbourne cho biết.
Ẩn tinh J1719-1438 cách Trái đất 4.000
năm ánh sáng hay bằng 1/8 quãng đường từ Trái đất tới trung tâm dải
thiên hà. Ẩn tinh là sao neutron rất nhỏ, không thể
nhìn thấy bằng mắt thường, có đường kính chỉ khoảng 20km, tự quay quanh
trục của mình hàng trăm lần mỗi giây và phát ra những chùm tia bức xạ.
Ngoài cacbon, hành tinh mới phát hiện có
khả năng chứa cả khí ôxy. Lớp khí này có nhiều ở bề mặt và giảm dần
theo chiều sâu trong lõi giàu cacbon của J1719-1438.
Mật độ đặc của ẩn tinh còn khiến các nhà
khoa học phỏng đoán trên hành tinh mới phát hiện, không có sự hiện diện
của 2 loại khí nhẹ hơn là hydrô và heli, vốn là thành phần chính của
các ngôi sao khổng lồ, chẳng hạn như sao Mộc.