<iframe width="560" height="349" src="http://www.youtube.com/embed/ejD3J9rhQfY" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Lịch
sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu
hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành
tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám
mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá
trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu
năm.
Trái đất khi mới hình thành trông giống
như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành
tinh của chúng ta lên tới trên 1093 độ C. Trái đất không có không khí,
chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức
chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài
giây.
Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi
sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các
hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp
vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành
chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình
ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao
chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề
mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.
Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia
- một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng
khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối
lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không
gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.