VISTA,
kính viễn vọng khảo sát lớn nhất thế giới của Cơ quan châu Âu về Nghiên
cứu thiên văn Nam bán cầu, được lắp đặt hệ thống dò hồng ngoại cực nhạy
có khả năng giải phóng bụi và dễ dàng quan sát những chùm sao nhỏ và mờ
sau các đám mây.
Những chùm sao được tìm thấy có khối lượng bằng nửa khối lượng của Mặt trời và được gọi là các "cụm mở".
Chúng được hình thành trong vùng có nhiều bụi. Những đám bụi này hấp
thụ phần lớn ánh sáng phát ra từ các chùm sao mới hình thành và làm cho
chúng trở nên vô hình với các quan sát thiên văn trước đó.
Sử dụng dữ liệu từ kính thiên
văn VISTA tại Đài quan sát Paranal các nhà thiên văn học đã phát hiện 96
chùm sao mới ẩn dấu phía sau các đám bụi trong thiên hà Milky Way. Nguồn: ScienceDaily
Với phần mềm máy tính được tinh chỉnh
cẩn thận, nhóm nghiên cứu có thể loại bỏ các ngôi sao phía trước của mỗi
cụm theo thứ tự để đếm những ngôi sao chính thức, sau đó họ kiểm tra
trực quan hình ảnh để đo kích thước, khoảng cách, độ tuổi, và ánh sáng
phát ra từ các vì sao.
"Chúng tôi thấy rằng, các
chùm sao rất nhỏ và phần lớn mỗi chùm có 10-20 ngôi sao. So với các cụm
mở khác thì chúng khá mờ và nhỏ do bị các đám bụi phía trước che khuất", Radostin Kurtev, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết.
Cho tới nay chỉ có khoảng 2.500 cụm mở
được tìm thấy trong dải Ngân Hà. Tuy nhiên các nhà khoa học ước tính còn
khoảng 30.000 cụm sao tương tự đang ẩn nấp trong các đám bụi và khí.