Tàu Messenger tiếp cận bề mặt sao Thủy
Tàu vũ trụ Messenger vào quỹ đạo sao Thủy
ngày 18 - 3 năm nay, thu thập thông tin về sao Thủy, gửi về Trái đất.
Hàng chục hình ảnh về các hành tinh đã được ghi lại rõ nét. Tỷ lệ những
thành phần hóa học trên bề mặt sao Thủy đã giúp các nhà thiên văn học
giải đáp được nguồn gốc các hành tinh và lịch sử địa chất của chúng.
Bản đồ địa hình và từ trường bao quanh
các hành tinh đã cung cấp những bằng chứng mới về quá trình hoạt động
bên trong của sao Thủy.
Giờ đây, nhà khoa học xác nhận rằng, các
vụ nổ hạt năng lượng bên trong sao Thủy là kết quả của sự tương tác liên
tục của từ trường giữa sao Thủy với gió Mặt trời.
1. Tiết lộ bề mặt sao Thủy
Bề mặt sao Thủy chứa đầy miệng núi lửa
Hình ảnh về bề mặt sao Thủy mà tàu
Messeger gửi về, cho thấy vô số miệng núi lửa. Phần trên của bức ảnh có
thể nhìn thấy miệng núi lửa Debussy (đường kính đo được 80 km). Phần
dưới bức ảnh là khu vực gần các cực nam sao Thuỷ - khu vực chưa từng
được nhìn thấy trước đó. Xung quanh những vết loang này có nhiều ánh
sáng khuếch tán.
Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về nguồn gốc của những “vết thương” trên bề mặt sao Thủy và chỉ mới có nhận định ban đầu đây là những hố sâu còn "rất trẻ". Các chuyên gia cũng dự đoán sẽ còn xuất hiện thêm nhiều hố sâu trên bề mặt sao Thủy nữa.
2. Thành phần bề mặt sao Thủy
Bản đồ địa hình sao Thủy
Công cụ quang phổ kế X-ray (XRS)- một
trong hai công cụ trên tàu vũ trụ Meseger đã “khai quật” được nhiều điều
quan trọng kể từ khi tàu bước vào quỹ đạo. Các thành phần được xếp theo
cặp: Magie/ Silic, Nhôm/ Silicon, Silicon/ Canxi có tỷ lệ trung bình
tương đương nhau. Khác với bề mặt của Mặt Trăng, bề mặt sao Thủy không
có nhiều đá.
XRS đã phát hiện ra một lượng lưu huỳnh
trên sao Thủy. Khám phá này cho thấy, nguồn gốc cấu thành trên bề mặt
sao Thủy có cả thủy ngân (nằm trong chất Sunfua), do đó ít bị oxi hóa
hơn những chất ở trên Trái đất. Chính điều này có ý nghĩa lớn cho việc
tìm hiểu bản chất của núi lửa trên bề mặt sao Thủy.
3. Bản đồ địa hình của sao Thủy và Từ trường quanh nó
Khu vực từ trường ở nam cực và bắc cực sao Thủy
Tàu Messenger đã thiết lập một bản đồ địa
hình của bán cầu bắc sao Thủy nhờ hệ thống đo độ cao. Hơn hai triệu tia
Laser khác nhau đã được sử dụng để quan sát chi tiết địa chất trên đó
nhưng không vượt quá 9km.
Hai thập kỷ trước, Radar Trái đất đã cho
những hình ảnh xung quanh Bắc cực và Nam cực của sao Thủy. Những hình
ảnh từ Radar cho thấy, có lượng nước và băng tồn tại trên đó. Hiện, tàu
Messenger đang thử nghiệm để đo độ sâu của các hố trên sao Thủy. Đến
nay, độ sâu của những hố này được cho là tương đối thích hợp với khu vực
bóng tối bền vững.
4. Hạt năng lượng trên sao Thủy
Vị trí các hạt năng lượng liên quan đến các vụ nổ trên sao Thủy
Một trong những khám phá đầu tiên về sao
Thủy do tàu vũ trụ Mariner 10 thực hiện. Ngày 29 - 3 - 1974, Mariner10
bay qua bề mặt Sao Thủy với khoảng cách 756 km, trở thành tàu thám hiểm
đầu tiên tiếp cận hành tinh này. Các kết quả quan sát của Mariner10 cho
thấy, bề mặt Sao Thủy có bầu khí quyển rất mỏng với thành phần chủ yếu
là heli.
Bốn vụ nổ mà con tàu này cho thấy, các
hạt năng lượng trong sao Thủy cũng giống hạt năng lượng ở Trái đất. Hiện
nay, tàu Messenger đang nằm trong quỹ đạo sao Thủy do đó có thể phát
hiện được được mọi vụ nổ năng lượng một cách dễ dàng.
Ông Sean Solomon thuộc viện nghiên cứu không gian Carnegie (Washington, Mỹ) cho biết : “Những
dấu mốc quan trọng về sao Thủy chính là nhờ công lớn của tàu Messenger.
Chúng tôi đang thu thập tất cả thông tin về bản chất cũng như quá trình
hoạt động của sao Thủy. Hy vọng nhiều điều bất ngờ về sao Thủy cũng như
hệ mặt trời sẽ sớm được mở cửa”.