Sao chổi C/2001 L4 hiện trên màn hình kính thiên văn.
Sao chổi mới được phát hiện vào đêm mùng
5, rạng sáng 6 - 6 nhờ kính thiên văn Hawaii Pan- STARRS 1, một loại
kính thiên văn thiết kế riêng để phát hiện hành tinh nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sao chổi này
sẽ di chuyển tới nơi cách mặt trời khoảng 30 triệu dặm (50 triệu km)
vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba năm 2013. Khoảng cách này bằng với
khoảng cách từ nó đến sao Thủy.
Các nhà thiên văn học dự đoán, nhiều khả năng C/2001 L4 được hình thành từ đám mây Oort, một vầng hào quang của hành tinh băng giá ở ngoài hệ mặt trời.
Hiện tại, C/2011 L4 đã vượt khỏi quỹ đạo
sao Mộc và cách mặt trời khoảng 700 triệu dặm (1,2 tỷ km). Hình ảnh của
nó còn rất mờ, chỉ có kính thiên văn kết hợp máy dò điện tử của các
chuyên gia mới phát hiện được.
Trong suốt thời gian hai năm di chuyển
gần Trái đất (từ 2011 đến 2013), dự kiến, con người có thể nhìn thấy sao
chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) ở phía Tây ngay khi Mặt trời lặn (nhưng cũng
rất khó).
Tiến sĩ Richard Wainscoat đến từ Đại học Hawaii (Mỹ) cho biết: “Quỹ đạo di chuyển của sao chổi có dạng Parabol, nghĩa là nó sẽ tiến về Mặt trời đầu tiên và không quay trở lại theo đường cũ”.
Kính thiên văn Pan- STARRS 1 đã tìm thấy
sao chổi này khi máy quét qua các tiểu hành tinh nguy hiểm ảnh hưởng tới
Trái đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, sao chổi này hoàn
toàn an toàn với Trái đất chúng ta.
Trạm kính thiên văn Pan- STARRS 1
Trong vài tháng tới, các nhà nghiên cứu
sẽ tiếp tục tìm hiểu quá trình hoạt động của sao chổi và hy vọng sẽ có
nhiều thông tin tốt về sự phát sáng của nó.