Hệ mặt trời được bao bọc bởi bong bóng từ tính
Hai tàu thăm dò Voyager 1 và 2 của NASA sau khi trượt về phía các ngôi sao cách Trái Đất 9 tỉ dặm đã phát hiện: Hệ mặt trời của chúng ta được bao bọc bởi bong bóng từ tính.

Hệ mặt trời được bao quanh bởi dòng từ trường, hình cong, dạng bọt
Các nhà khoa học cho rằng hệ mặt trời được bao quanh bởi dòng từ trường, hình cong,
dạng bọt.

Hai tàu thăm dò này được phóng đi cách đây 34 năm thực hiện chuyến đi xa nhất. Hiện tại, 2 tàu thăm dò đang di chuyển với tốc độ 38 dặm/giờ quanh khu vực vùng biên giữa hệ mặt trời và các vì sao. Các dữ liệu về hệ mặt trời đang được chuyển về từ 2 tàu thăm dò.

Theo đó, các bong bóng này có chiều rộng khoảng 100 triệu dặm, tức là để đi hết chiều rộng của bong bong này thì tàu thăm dò sẽ mất khoảng 1 tuần.

Merav Opher, tiến sĩ khoa học của NASA cho biết: “Từ trường của mặt trời xuất hiện ở tất cả rìa của hệ mặt trời. Bởi vì mặt trời quay, nên từ trường của nó xoắn lại và tạo thành các nếp nhăn, giống như chiếc váy của một diễn viên ba lê".

Tàu thăm dò Voyager 1 được phóng đi vào tháng 9 năm 1977, mang theo đĩa được mạ vàng, ghi lại âm thanh và hình ảnh về Trái Đất
Tàu thăm dò Voyager 1 được phóng đi vào tháng 9 năm 1977, mang theo đĩa được mạ vàng, ghi lại âm thanh và hình ảnh về Trái Đất, phòng trường hợp tàu thăm dò gặp người ngoài
Trái Đất.

Khi từ trường có nếp nhăn và gấp lại như vậy thì các dòng từ trường sẽ bắt chéo nhau và kết nối với nhau. Khi nổ, hiện tượng này sẽ tạo ra bọt bong bóng từ tính. Một mặt, bong bóng là một lá chắn rỗ, cho phép nhiều tia vũ trụ xuyên qua các khoảng trống. Mặt khác, tia vũ trụ có thể bị kẹt lại vì bị bong bóng giữ lại.

Các nhà khoa học chưa giải thích lý do tại sao các tàu thăm dò lúc thì được bao bọc bởi bong  bóng, lúc thì không. Khi tàu thăm dò đi xa hơn, các nhà khoa học hi vọng rằng sẽ phát hiện thêm nhiều điều thú vị.



(Nguồn: Theo Bee.net )