Nước dưới bề mặt của Mặt trăng nhiều hơn chúng ta nghĩ. Ảnh: Daily Mail.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã tiến hành phân tích những mẫu đá trên Mặt trăng do tàu vũ trụ Apollo 17 gửi
về Trái đất vào năm 1972. Kết quả cho thấy, nước ở dưới bề mặt của Mặt
trăng có thể nhiều gấp 100 lần so với lượng nước trên bề mặt của hành
tinh này.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, lượng
nước dưới bề mặt của Mặt trăng cũng tương đương với lượng nước dưới lòng
đất trên hành tinh của chúng ta. Nếu điều này là đúng, đây sẽ là một
minh chứng nữa cho thấy Mặt trăng được hình thành từ một phần vật chất
của Trái đất bắn vào vũ trụ.
Tờ Daily Mail dẫn lời giáo sư James van Orman, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Những
mẫu đá thu được trên Mặt trăng đã cho thấy một lượng lớn nước tồn tại
dưới bề mặt của hành tinh này. Lượng nước dường như cũng tương với lượng
nước ngầm trên hành tinh của chúng ta”.
Trong những năm gần đây, một số tàu thăm
dò vũ trụ cũng đã phát hiện thấy nước đóng băng ở các miệng hố lớn ở
hai cực của Mặt trăng. Các nhà khoa học nhận định, nước đã được mang tới
đó do các ảnh hưởng của sao băng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất này
cho rằng, một phần số nước trên bề mặt của Mặt trăng là do núi lửa phun
trào.