Tìm ra nguồn gốc vết đen Mặt trời
Các nhà khoa học đã đạt đến bước tiến quan trọng làm sáng tỏ những bí ẩn của lỗ đen Mặt trời- một hành tinh gần Trái đất nhất.

Trước đây, các vết đen Mặt Trời được xem xảy ra khi hoạt động từ tính gia tăng, gây ra ức chế dòng chảy nhiệt tập trung vào một điểm của Mặt trời, tạo ra điểm tối. Nhưng nguồn gốc thực sự đằng sau sự gia tăng hoạt động từ tính này vẫn chưa được lí giải rõ ràng.

Đến nay, các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động từ tính gia tăng này là do sự hình thành các phân tử hydro đã làm giảm áp lức trên một số khu vực nhất định của bề mặt Mặt Trời.

Phân tử H2 hình thành làm tăng từ trường tạo thành vết đen Mặt trời (Ảnh: Livescience)

Được biết, Hydro là yếu tố chiếm 90% khối lượng Mặt trời và là nguyên tố duy nhất bị ion hóa trong hành tinh nóng 5.500 độ C này. Nếu bên ngoài vết đen Mặt trời chỉ là các nguyên tử khí hydro thì bên trong vết đen có thể làm mát dẫn tới các nguyên tử khí hydro liên kết với nhau để tạo thành phân tử Hydro.

Khi 2 nguyên tử kết hợp thành một phân tử, tạo thành áp lực nhỏ chỉ bằng 1 nửa của 2 nguyên tử nó sử dụng. Và khi áp lực giảm như vậy, từ trường có thể tiếp tục tăng, có tác động vào tính chất nhiệt động lực học của khí quyển Mặt trời và vật lý của vết đen Mặt trời.

Khi từ trường tăng ở điểm có nhiều phân tử hydro thì sẽ ngăn chặn dòng chảy năng lượng từ bên trong ra bên ngoài bề mặt Mặt trời, hình thành nên các vết đen.

Kết quả nghiên cứu này đã được các nhà khoa học Đại học Hawaii kiểm chứng bằng đài quan sát vết đen năng lượng Mặt trời, cho thấy, ở vết đen có số lượng lớn các phân tử hydro, có thể duy trì từ tưởng mạnh gấp đôi từ trường Trái đất.

Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch để so sánh những quan sát của họ để mô phỏng trên máy tính. Họ cũng hy vọng thu thập những quan sát hoạt động của Mặt trời trong chu kỳ 11 năm, dự định đạt tới năng lượng tối đa vào năm 2013, để có thể quan sát nhiều hơn về vết đen của Mặt trời.

(Nguồn: Báo Đất Việt )