Lí giải về cảm giác có ai đó đang nhìn mình
Các nhà khoa học cho biết những người gặp áp lực trong cuộc sống dễ có cảm giác bị theo dõi.


Trong công bố mới của tạp chí khoa học Current Biology, các nhà khoa học cho biết, cảm giác có ai đó đang nhìn mình không phải là chứng bệnh hoang tưởng, mà đó là do bộ não của chúng ta luôn giả định là có người khác đang theo dõi- dù thực tế không có. Giáo sư Clifford- nhà tâm lý học tại Đại học Sydney-Úc cho biết: “Cảm giác bị ai đó theo dõi lại được tạo ra có chủ đích của não bộ. Thực tế chúng ta sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu xem cái nhìn chằm chằm vào mình là một dấu hiệu của sự đe dọa hay không. Vì vậy, não bộ khiến ta giả sử là có ai đó đang theo dõi mình thực ra lại là một chiến lược tạo sự an toàn”.

Giáo sư Clifford nói thêm: “Có sự khó khăn với những người quan sát để biết cặp mắt theo dõi mình đang ở đâu, nên có xu hướng dự vào kinh nghiệm trước đó để đưa ra kết luận. Vì vậy, nhận thức về việc “nhìn chằm chằm” không chỉ liên quan đến dấu hiệu trực quan - bộ não tạo ra các giả định từ những kinh nghiệm của chúng ta và kết hợp chúng với những gì chúng ta thấy ở một thời điểm cụ thể. Cái nhìn trực tiếp là dấu hiệu cho biết người khác muốn giao tiếp với chúng ta vì vậy, có thể coi đây là dấu hiệu cho những tương tác sau đó”.

Hiện tại, giáo sư Clifford đang phân tích xem dấu hiện trên là kết quả của di truyền hay là sự tiếp thu từ xã hội. Ông nói: “Bệnh nhân tự kỉ ít nhận ra có ai đó đang nhìn mình, ngược lại với những người chịu áp lực trong cuộc sống”.


(Nguồn: dailymail )