|
Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào? |
|
|
Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.
|
|
Thật
ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung
Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà
sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.
Năm
1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời
kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất
nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc
trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật
trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng
tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thần phấn chấn, làm sáng mắt,
giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dần dần lan rộng ra từ
tầng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền
Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đầu tiên đưa ra phương pháp pha
trà của Thiền Tông.
Sau
khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố
hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ
đẹp thuần phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một
bước phát triển mới.
Cuối
cùng Thiên Lợi Hữu - người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo - đã
học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát
được tinh thần trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái
hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên
tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có
vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi
Hữu đã mở đầu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản.
Trong
những năm gần đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội
uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy
ẩm thực làm trung tâm. |
|
(Nguồn:
Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao
)
|
|
|
|
|