Vì chưa có vô tuyến điện, cho nên mỗi
khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ
vào một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì
trôi, hy vọng rằng cái chai sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào
bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà sẽ có tàu tới cứu.
Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm
bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là rượu sâm banh. Trong
thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển
người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh
xuống nước nói rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia
đình của các thuyền viên cũng muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho
nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh và nỗi lo sợ như vậy, mỗi
khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào mũi tàu
với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn.
Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác
nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho rằng công việc đi biển
là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này, người ta
thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt
qua thân thể người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cầu Thượng Đế
bảo hộ. Nhưng về sau người Hy Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man
này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay cho máu người nô lệ, như
vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay với
động tác đập chai rượu vào thành tàu. |