Tổ ong là do rất nhiều
lỗ với hình dạng to nhỏ không giống nhau tạo thành, nhìn qua từ bên
trên, chúng là hình lục giác đều, nhưng sắp xếp rất có trật tự. Nhưng
nếu nhìn từ bên trái, chúng lại do rất nhiều hình lăng trụ lục giác đều
ghép lại với nhau. Mà đáy của mỗi hình lăng trụ lục giác đều lại càng
làm cho con người ta kinh ngạc. Nó không phẳng, cũng không phải tròn. Mà
là nhọn, là do ba lăng trụ đáy nhọn hoàn toàn giống nhau hợp thành.
Hình lục giác đều kỳ diệu ở tổ ong từ rất lâu đã thu hút được sự chú ý của con người, tại sao những chú ong nhỏ bé lại làm tổ mình bằng những hình lục giác đều nhỉ, mà không phải là hình tam giác đều, tứ giác đều hay là ngũ giác đều?
Hầu
hết các vật thể có hình ống tròn, khi mặt trước, mặt sau, bên phải, bên
trái chịu áp lực, bề mặt chịu lực của nó sẽ biến thành hình lục giác.
Vì thế nhìn từ góc độ lực học, hình lục giác là ổn định nhất. Vậy thì,
những chú ong nhỏ khi làm tổ có phải là để tránh áp lực từ bên ngoài và
giữa các tổ với nhau không? Đương nhiên là không phải rồi, bởi vì tổ ong
ngay từ ban đầu đã là một khối gắn liền với nhau rồi.
Đầu
thế kỷ thứ XVIII, nhà khoa học người Pháp Malaerqi đã từng đo được góc
của tổ ong, phát hiện ra một quy luật thú vị, đó là mỗi góc của hình
lăng trụ là 109 độ 26 phút, mà góc nhọn là 70 độ 32 phút. Hiện tượng này
đã gợi lên trong đầu nhà vật lý học người Pháp Leomiule một gợi ý: hình
dáng cố định và đặc biệt này, phải có tốn ít nhiên liệu nhất không, mà
diện tích sử dụng lại là lớn nhất? Vì thế, ông xin ý kiến nhà toán học
người Thụy Sĩ Kenige, sau khi nghiên cứu tỷ mỷ, Kenige đã chứng thực cho
phỏng đoán của ông. Nhưng góc của tổ ong tính ra lần này là 109 độ 26
phút và 70 độ 34 phút sai hai phân so với góc mà Leomiule tính ra.
Năm 1734, nhà
toán học Anh lại tiến hành tính toán từ đầu, kết quả hoàn toàn phù hợp
với góc của tổ ong. Thì ra, số liệu mà Kenige sử dụng trên biểu bảng đều
đã bị in sai.
Qua vài thế kỷ nghiên cứu kết cấu của tổ ong, con người phát hiện ra kết cấu này có lợi nhất cho việc tiết kiệm
nhiên liệu và tận dụng không gian. Con người còn tìm ra không ít những
vận dụng diệu kỳ của nó. Hiện nay con người đang ứng dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện… Từ kiến trúc
“Tầng hầm kiểu tổ ong” cách âm cách điệu đến thiết kế con tàu con thoi
phóng vào vũ trụ, đều quan hệ mật thiết với kết cấu của tổ ong.
|