Robot bơi từ Mỹ tới Australia
Một robot tự điều khiển đã hoàn thành hành trình từ Mỹ tới Australia sau hơn 12 tháng.

Papa Mau, tên của robot, vượt chặng đường có chiều dài 16.668km để tới Australia. Các cảm biến của nó thu thập dữ liệu về nhiệt độ, nồng độ muối, hệ sinh thái của Thái Bình Dương trong quá trình bơi với tần suất một lần sau mỗi 10 phút. Liquid Robotics, một công ty tại Mỹ, đã chế tạo Papa Mau. Ban lãnh đạo công ty cho rằng, thành công của robot cho thấy nó có thể chịu được sóng lớn trên đại dương, BBCwww.bbc.co.uk/news/technology-20612140 đưa tin.

Những tấm pin mặt trời ở phần trên của Papa Mau cấp  điện cho các cảm biến của nó.
Những tấm pin mặt trời ở phần trên của Papa Mau cấp
điện cho các cảm biến của nó. (Ảnh: Liquid Robotics)

Ba robot nữa của Liquid Robotics vẫn đang bơi trên đại dương. Một robot sẽ tới Australia vào đầu năm sau. Hai robot còn lại di chuyển về phía Nhật Bản, song một cỗ máy hỏng nên phải quay trở lại Hawaii để các kỹ sư sửa chữa nó.

Nhân viên của Liquid Robotics vớt Papa Mau sau khi nó tới Australia.
Nhân viên của Liquid Robotics vớt Papa Mau sau khi nó tới Australia. (Ảnh: Liquid Robotics)

Mỗi robot được tạo nên bởi hai phần, với phần trên có hình dạng giống hệt ván lướt sóng, còn phần dưới có nhiều tấm kim loại để thực hiện vai trò như vây cá. Hai phần được kết nối với nhau bởi một dây cáp. Các robot không dùng nhiên liệu mà tạo ra lực đẩy từ sóng. Vài tấm pin mặt trời được lắp ở phần trên của các robot để cấp điện cho hệ thống cảm biến.

(Nguồn: khoa học )