Peter
Larsen, nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne lại chọn
cách khác: Ông biến tất cả dữ liệu của mình thành những giai điệu âm
nhạc. Cụ thể hơn, tất cả những thông tin trong công trình nghiên cứu
liên quan đến….vi khuẩn của ông đều được mã hóa thành những bài hát cực
kỳ sống động.
Giai điệu chính của bài hát sẽ thể hiện
các thông tin liên quan đến một dòng phần tử, trong khi từng hợp âm đệm
bên dưới sẽ phụ trách từng dòng phần tử khác. Mỗi nhạc cụ có nhiệm vụ
trình diễn từng kết quả thí nghiệm riêng biệt, và một tổng thể hoàn
chỉnh được tạo thành từ tất cả những quan sát trong thực nghiệm.
“Thông thường, dữ liệu được thiết kế
với giới hạn là 12 (một quãng 8 rưỡi) cho các nốt, và 6 cho các hợp âm.
Dữ liệu sẽ được phân tích dựa vào các nốt, đồng thời, các nốt này cũng
đã được chỉnh lưu để phù hợp với hợp âm chung của bài hát. Do đó, một bộ
dữ liệu có thể cho ra nhiều giai điệu khác nhau, tùy thuộc vào việc nó
được đặt vào hợp âm nào", trích lời Larsen.
Sự kết hợp này dường như là không có
giới hạn. Với rất nhiều sự lựa chọn trong tay, bạn có thể tùy ý kết hợp
hai trong số tám hợp âm, sáu nốt trong 1,5 quãng tám, 12 kiểu trường độ
nốt và 3 kiểu bộ gõ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có trong tay….6.88
X 10^109 cách kết hợp khác nhau, một con số còn lớn hơn số lượng các vì
sao trong vũ trụ.
Những nhạc cụ khác nhau, những dòng dữ
liệu khác nhau được hòa vào nhau một cách khá tự nhiên, và những tác
phẩm này có vẻ mang nhiều hơi hướng Jazz. Nhưng các nhà khoa học không
tự giới hạn mình ở mức độ “dễ nghe”. Cấu trúc, chức năng, mối
quan hệ giữa các vi sinh vật đòi hỏi những giai điệu phức tạp hơn.
Larsen khẳng định, đây hoàn toàn không phải là những âm thanh ngẫu
nhiên, chúng phản ánh những hiện tượng vô cùng chân thật.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa
học tìm cách chuyển dữ liệu thành âm nhạc, nhưng những nỗ lực trước đó
đều không thể hiện được những quy luật âm nhạc cơ bản như giai điệu,
tiết tấu và nhịp phách. Larsen khẳng định rằng, nghiên cứu lần này sẽ là
một bất ngờ tuyệt diệu.