Phần mềm diệt virus khổng lồ này vì thế
cũng được mệnh danh là quái vật Frankenstein, do hai nhà khoa học
Vishwath Mohan và Kevin Hamlen tại Đại học Texas ở Dallas phát minh. Để
làm các máy tính bị nhiễm virus, phần mềm Frankenstein sẽ tìm kiếm đoạn
mã của các bit và byte thuộc các chương trình phổ biến như Internet
Explorer và Notepad để thực hiện một loại nhiệm vụ nhỏ cụ thể, được gọi
là các tiện ích.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng,
bằng cách này sẽ giúp xây dựng bất kỳ một chương trình máy tính nào. Từ
đó Mohan và Hamlen sẽ thiết lập phần mềm Frankenstein để có thể xây
dựng được các mã phần mềm độc hại bằng hai thuật toán đơn giản từ các
tiện ích. Hai thuật toán này dù đơn giản hơn rất nhiều so với một phần
mềm độc hại có đầy đủ tính năng, nhưng chúng lại là những loại logic cơ
bản để một phần mềm độc hại sử dụng giải nén chính nó. Từ đây sẽ mở rộng
ra một phần mềm độc hại phức tạp hơn.
Mỹ đang tạo ra loại virus máy tính được kết nối từ nhiều chương
trình khác nhau giống như cách tạo ra quái vật Frankenstein.
Sau khi được thiết kế, phần mềm
Frankenstein sẽ có những nhiệm vụ nhất định, như sao chép các mẩu dữ
liệu và giao dịch hoán đổi các tiện ích có khả năng thực hiện những
nhiệm vụ cần thiết. Việc giao dịch hoán đổi như vậy được lặp lại sẽ giúp
virus Frankenstein tiếp tục lây nhiễm sang máy tính mới, nhưng với các
tiện ích khác nhau. Điều đó có nghĩa, phần mềm độc hại sẽ luôn hiển thị
khác nhau để qua mặt các phần mềm chống virus, ngay cả khi những phần
mềm này có hiệu ứng như nhau.
Hiện, phần mềm độc hại Frankenstein đang
được tiếp tục thử nghiệm để xem nó có khả năng đột biến ngẫu nhiên mã
của mình đến mức nào để các phần mềm chống virus khó có thể phát hiện
được. Theo bản thiết kế, Frankenstein sẽ có thể thích ứng trông giống
như các phần mềm bình thường. Chỉ 1/3 phần mềm Frankenstein sẽ cung cấp
hơn 100.000 tiện ích, cho phép nó hoạt động không khác gì con quái vật.
Tuy nhiên, việc thiết kế như vậy không hề đơn giản chút nào và dễ dẫn
đến những sai lệch.
Nghiên cứu trên được tài trợ bởi lực
lượng không quân Mỹ, với mục đích giúp các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ
có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính của đối phương mà không bị các
phần mềm chống virus phát hiện.
|