Top các thương hiệu kinh doanh lớn sở hữu lượng fan trên Facebook đông nhất Việt Nam
1. MuaChung: 201.000 fans
2. Yahoo! Vietnam: 173.000 fans
3. Nhommua: 163.000 fans
4. Language Links Vietnam: 118.000 fans
5. Intel Vietnam: 106.000 fans
6. Vinabook: 92.000 fans
7. KFC Vietnam: 89.000 fans
8. HTC Vietnam: 86.000 fans
9. Nokia Vietnam: 79.000 fans
10. Vietnam Airlines: 45.000 fans
GenK đã từng gửi đến độc giả về top các fanpage đông fan, fanpage cộng đồng có tầm ảnh hưởng trên Facebook Việt. Hôm nay GenK sẽ gửi đến độc giả top các fanpage của các thương hiệu lớn tại Việt Nam. Người viết tạm thời định nghĩa các thương hiệu lớn theo quan điểm chủ quan của người viết: Thương hiệu mạnh, được nhiều người biết đến, các thương hiệu này là có thể là của các công ty: Sản xuất sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, hoặc thương mại điện tử v.v...

1. MuaChung: 201.000 fan


Trong các thương hiệu lớn có đông fan nhất hiện nay, thì MuaChung được coi là một trong số các fanpage ra đời muộn nhất. Cả dịch vụ này lẫn fanpage của nó ra đời vào khoảng năm 2010, và sau hơn 2 năm đi vào hoạt động thì fanpage này đã sở hữu hơn 200.000 fan. Có một thời gian, fanpage Mua Chung và thương hiệu này đã đầu tư không ít công sức, tiền bạc cho các chiến dịch marketing như quảng cáo trên Facebook. Nhưng để đạt được một lượng fan như vậy chứng tỏ MuaChung cũng đang tự tạo cho mình một chỗ đứng riêng trong mạng xã hội. Ngoài việc đây là fanpage đông fan nhất của một trong những thương hiệu lớn, thì cũng có thể coi Mua Chung là dịch vụ thương mại điện tử nhiều fan nhất tại Việt Nam

2. Yahoo! Vietnam: 173.000 fan


Thương hiệu Yahoo có lẽ không còn xa lạ gì với những người dùng Internet tại Việt Nam. Mặc dù trên thế giới đế chế Yahoo một thời đang dần bị suy yếu đi, nhưng tại Việt Nam, các sản phẩm của Yahoo vẫn được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi như : Yahoo! Mail, Yahoo Messenger, Yahoo News. Chính vì cái tên Yahoo in sâu vào tâm trí người Việt Nam, nên cũng dễ hiểu tại sao fanpage này không quảng cáo, thông báo rầm rộ, nhưng vẫn thu hút được hơn 173.000 like, một con số đáng nể.

3. Nhommua: 163.000 fan


Ra đời sau Mua Chung 1 khoảng thời gian ngắn, đến nay fanpage này đã đạt được khoảng hơn 163.000 fan. Số fan mà fanpage này đạt được chủ yếu đến từ các cuộc thi like nhận giải thưởng và một số chiến dịch marketing ngay trên website của mình. Ngoài ra Nhom Mua còn đầu tư làm một số ứng dụng trên Facebook để tăng số lượng fan của mình. Mặc dù có số lượng fan thấp hơn Mua Chung (cả 2 đều là mô hình groupon), nhưng bù lại Nhom Mua lại có lượng Talking about this cao hơn hẳn.

4. Language Links Vietnam: 118.000 fan


Một trong những thương hiệu ra đời khá sớm, ra đời vào khoảng đầu năm 2009 thời điểm các fanpage Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh. Thời điểm đầu những năm 2010 Language Links Vietnam đã có khoảng 90.000 fan, một con số khá lớn lúc bấy giờ. Nhưng sau khoảng 2 năm phát triển, số fan của language Language Links Vietnam lại phát triển chững lại. Cho đến nay họ mới đạt được khoảng 118.000 fan. Thực tế, fanpage này đã từng bị dính "nghi án" câu fan bằng một số mánh khóe của 1 đơn vị chuyên nhận các hợp đồng tăng fan. Nên thực sự con số 118.000 fan này vẫn đặt ra nhiều câu hỏi cho những người dùng Facebook.

5. Intel Vietnam: 106.000 fans


Ra đời cùng thời điểm với Language Links Vietnam. Intel Vietnam đã chứng tỏ đẳng cấp của mình, với số lượng fan đông đảo vào thời bấy giờ. Đa phần chủ yếu số fan mà fanpage này đạt được là nhờ các chiến dịch marketing quảng cáo CPC (trả tiền theo click ) trên Facebook, cùng với đó là việc tổ chức các cuộc thi trên website kết hợp với fanpage. Tuy nhiên, fanpage này cũng có những dấu hiệu chững lại và ngừng tăng trưởng giống như trường hợp của Language Links VietNam..

6. Vinabook: 92.000 fan


Fanpage này vốn thuộc quyền sở hữu của Vinabook.com một trang web được dành cho việc mua sách qua mạng. Tuy nhiên fanpage này luôn bị đặt nghi vấn : tham gia vào các hoạt động câu fan(!?) Rõ ràng với các hoạt động marketing trên fanpage, cũng như với bản thân danh tiếng của mình. 96.000 fan là con số tương đối lớn và khó tin.

7. KFC Vietnam: 89.000 fan


Thời điểm ra đời của fanpage KFC Vietnam thì ít người nắm rõ, nhưng thời điểm đơn vị này chú ý phát triển mạnh fanpage của mình là vào khoảng cuối năm 2010 đầu năm 2011. Vào thời điểm đó, riêng fanpage này đã có đợt huy động like khá rầm rộ, số lượng like của fanpage này tăng khá đột biến chỉ trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, theo một số nguồn tin không chính thức thì KFC Vietnam đã từng tìm đến các đơn vị "câu" like, tăng fan bằng một số mánh khóe, và mẹo để đạt được số fan lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận độ hấp dẫn của thương hiệu này với người dùng Facebook Việt Nam.

8. HTC Vietnam:  86.000 fan


Thời điểm fanpage HTC được thành lập là vào khoảng đầu năm 2011. Vào thời điểm đó, HTC đang đẩy mạnh marketing và quảng bá sản phẩm. Gần như các chiến dịch marketing social media đặc biệt là facebook được đầu tư khá kỹ lưỡng và bài bản. Mục đích là để hình thành thương hiệu trong lòng người Việt Nam, cũng như giới thiệu về các sản phẩm của mình. Chính vì thế, chỉ trong vòng gần 2 năm, HTC đã thu hút được khoảng 86.000 fans. Cho đến thời điểm hiện tại, HTC vẫn đã và đang tiếp tục các hoạt động marketing nhằm tăng số lượng người like fanpage. Tuy nhiên HTC fanpage vẫn bị nghi ngờ là dính líu đến các hoạt động câu like bằng mánh khóe của các đơn vị tăng fan Facebook.

9. Nokia Vietnam: 79.000 fan


Hơn một thập kỷ gắn bó và phát triển, bản thân thương hiệu Nokia đã và đang được yêu mến tại Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù không cần các chiến dịch marketing quảng cáo quá rầm rộ fanpage này cũng thu hút được gần 80.000 lượt like. Số fan của Nokia Vietnam đều là những người yêu thích nhãn hiệu này thực sự.

10. Vietnam Airlines:  45.000 fan


Thực tế, Vietnam Airlines cũng khá chú ý đến việc marketing trên các mạng xã hội. Chủ yếu là tập trung cho việc làm thương hiệu. Từng có những tin đồn, Vietnam Airlines đã từng liên hệ với rất nhiều đơn vị câu fan, bán fan với con số khủng khiếp. Tuy nhiên cho đến bây giờ, Vietnam airlines chỉ đạt được 45.000 like với hơn 3 năm phát triển. Rõ ràng đây là sự yếu kém trong việc làm truyền thông mạng xã hội của một đơn vị hàng không quốc tế.

Người viết chỉ tổng hợp 10 fanpage đông của 10 thương hiệu khá mạnh tại Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, có những fanpage của các đơn vị bán hàng vượt quá con số 500.000 nhưng hoàn toàn là nhờ những cách lừa dối người dùng để tăng lượng fan của mình lên hoặc sản xuất nội dung gần như không lien quan đến sản phẩm hay công ty mình. Hoặc có những đơn vị thương hiệu khá lớn, thì số fan lại quá thấp. Nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng: Truyền thông mạng xã hội nhất là fanpage Facebook ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý. Tuy nhiên quản lý một fanpage cộng đồng lại không hề đơn giản chút nào, từ các chiến dịch marketing cho đến quảng cáo và chăm sóc nội dung, tất cả phải phối hợp thật nhuần nhuyễn và chặt chẽ mới mang lại được kết quả tốt cho fanpage nói riêng và thương hiệu của đơn vị đó nói chung.
(Nguồn: genk.vn )