Hiện nay, trên thị trường xuất hiện
nhiều loại kính thời trang (kính mát) với đủ loại mẫu mã, giá cả khác
nhau. Nhưng điều đáng nói là khả năng chống bụi, chống tia cực tím của
những loại kính mát này đến đâu thì chỉ có nhà sản xuất mới biết được.
|
Kính
“thời trang vỉa hè”. (Ảnh: San Thái) |
Đa dạng các loại kính thời trang
Những loại kính ngoại đang bán trên thị trường thường có giá từ trên 1
triệu tới vài ba triệu đồng. Loại kính với giá thấp hơn thì được sản
xuất trong nước dưới dạng liên doanh . Còn những loại kính bán vài chục
hay vài trăm ngàn ở ngoài vỉa hè thì do một số cơ sở nhỏ trong nước sản
xuất. Để có được một chiếc kính ngoại loại hàng chính hãng thì người mua
phải bỏ ra đến vài trăm đôla mới mua được.
Anh Trần Phong (Phú Nhuận, TP.HCM), nhân viên kinh doanh chia sẻ: “do
công việc thường xuyên phải đi nắng nên bắt buộc phải đeo kính để bảo vệ
mắt. Trước, tôi cũng đã sử dụng nhiều loại kính mát nhưng có cái chỉ
đeo dăm bữa, nửa tháng là phải bỏ bởi khi đeo có cảm giác nhức, mỏi
mắt”.
Sau khi sử dụng nhiều loại kính đắt có, rẻ có mà vẫn thấy không thực sự
như ý nên anh Phong đã dùng thử kính bảo hộ. Anh cho biết khi đeo loại
kính này đi nắng thấy rất thoải mái, mát mắt và không còn cảm giác nhức,
mỏi mắt như trước. Mà loại này giá cũng rẻ (từ 30.000 đồng đến gần
200.000 đồng/cái) nên có thể thay thường xuyên mà không “xót tiền”, cũng
không lo phải giữ nó khư khư như loại kính mát đắt tiền.
Kính bảo hộ: Rẻ mà tốt!
|
Kính bảo hộ dùng
trong lao động nhưng mang đi đường vẫn tốt (Ảnh: San Thái)
|
Theo Th.sĩ Mai Thị Thu Thảo – Phó phòng An toàn lao động, Phân Viện
nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động TP. HCM, về mặt nguyên tắc
thì kính bảo hộ chỉ sử dụng để bảo vệ mắt trong lao động nhưng hiện nay
một số sản phẩm này của nước ngoài có mẫu mã đẹp nên người tiêu dùng có
thể tận dụng để đi đường. Loại kính này thường có độ UV 400 (hay còn gọi
UVA) có tính năng lọc tia bức xạ thông thường nên dùng cho đi đường rất
tốt.
Giải thích về hiện tượng cay mắt, khô và nhức mắt khi đeo kính Th.sĩ Mai
Thị Thu Thảo cho biết: khi đeo kính thì diện tích nhìn bị thu hẹp, do
có độ cong nên khúc xạ mắt phải thay đổi, mắt phải nhìn tập trung hơn.
Các loại kính mát trên thị trường sẽ được tráng một lớp phủ chống tia
UV, sau 1 thời gian thì lớp này sẽ bị trầy và biến mất. Từ đó, sẽ khiến
cho mắt bị chói khi đi nắng và gây ra một số bệnh về mắt như: khô mắt,
nhức mắt…
“Điều quan trọng nhất để đánh giá chất lượng kính là tròng kính, nó phải
có chỉ tiêu chất lượng nhất định. Điều này mới chỉ được thực hiện trên
kính bảo hộ. Vừa qua, Viện đã tiến hành đo độ chống tia UV của kính bảo
hộ nhập khẩu thì thấy rằng hầu hết các loại kính này đều có khả năng
chống tia UV rất tốt, đạt hơn 90%”, bà Thảo nói.
Nói về các cơ sở sản xuất kính bảo hộ trong nước, bà Thảo cho biết:
“Trong nước có nhiều cơ sở sản xuất kính bảo hộ lao động chống bụi và
văng bắn, Tuy nhiên, các cơ sở trong nước vẫn chưa có công nghệ phủ lớp
chống tia UV lên kính”.