Kỹ thuật phát hiện ung thư mới, kết quả chính xác
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Công nghệ Nano Ung thư thuộc ĐH Northwestern vừa phát triển thành công kỹ thuật phát hiện nhanh ung thư . Hệ thống sử dụng các mảng DNA và hạt nano vàng để phát hiện miRNA, phân tử được xem là chỉ dấu sinh học quan trọng để chẩn đoán ung thư

Mặc dù miRNA có rất ít trong máu nhưng kỹ thuật sử dụng các hạt nano vàng lại có khả năng phát hiện phân tử này ở mức độ vô cùng nhỏ, 1 femtomolar (khoảng 30.000 phân tử/giọt máu) trong khi phương pháp kiểm tra  ung thư  bằng  huỳnh quang khó có thể phát hiện 88% miRNA trong máu ở nồng độ cao gấp 10 lần so với kỹ thuật mới.

Cấu trúc thứ cấp của miRNA (Ảnh: Physorg)


Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ này có khả năng phát hiện hàng trăm đến hàng ngàn miRNA cùng một lúc.

Để xác định miRNA, đầu tiên các nhà khoa học phải cô lập các phân tử này từ máu hoặc các mô rồi dùng một loại enzyme để tấn công các liên kết phổ biến của miRNA. Hỗn hợp miRNA sau đó sẽ được đưa vào một mảng DNA đặc biệt. Mỗi DNA được thiết kế để phù hợp với một miRNA cụ thể. Sau khi các miRNA không liên quan được loại bỏ, các nhà khoa học sẽ thêm các axit nucleic hình cầu và cuối cùng là các hạt nano vàng. Máy quét sẽ chụp lại hình ảnh của mảng DNA này.

Sử dụng kỹ thuật mới để phát hiện miRNA phân lập từ những tế bào ung thư tuyến tiền liệt, các nhà khoa học nhận thấy công nghệ có thể phát hiện các khối u chính xác đến 99,8%.

Một số miRNA được xem như chỉ dấu sinh học quan trọng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý những thử nghiệm trên quy mô lớn là cần thiết trước khi công nghệ được sử dụng rộng rãi.

(Nguồn: datviet )