11 "ngôi sao tỷ đô" kế tiếp
Tiếp nối thương vụ “tỷ đô” giữa Facebook và Instagram, mời bạn cùng điểm qua 11 thương vụ “tỷ đô” kế tiếp có nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tương lai.
1. Visa hay American Express mua dịch vụ thanh toán Square
 

 
Được sáng lập bởi “ông chủ” Twitter - Jack Dorsey, Square đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong thanh toán di động. Người dùng chỉ cần mua đầu đọc thẻ tín dụng và cài ứng dụng Square để thực hiện thanh toán bằng điện thoại. Việc mua lại Square sẽ giúp ích rất nhiều cho Visa và American Express. Visa cũng đang là một nhà đầu tư của Square.
 
Sau khi nhận khoản đầu từ 100 triệu đô từ Kleiner Perkins vào tháng 6 năm ngoái, hiện giá trị của Square hơn 1 tỷ đô và có thể lên đến 2 tỷ đô trong thời gian tới.
 
2. Groupon mua lại Foursquare
 

 
Với hơn 20 triệu người dùng trên toàn thế giới, mạng xã hội địa điểm Foursquare dù không sánh bằng Instagram song cũng là một trong các ứng dụng phổ biến nhất trên di động. Tại thời điểm công bố 10 triệu người dùng vào tháng 6 năm ngoái, quỹ đầu tư vào Foursquare đã tăng thêm 50 triệu đô, nâng tổng giá trị của công ty ở thời điểm đó lên 600 triệu đô la.
 
Yelp muốn mua lại Foursquare nhưng họ không đủ tiền. Có nhiều khả năng Groupon sẽ mua Foursquare để tập trung giới thiệu “deal” cho khách hàng ở các địa điểm khác nhau.
 
3. Apple mua lại Spotify
 

 
Khoản đầu tư 100 triệu đô từ Kleiner Perkins, Accel và DST vào năm ngoái đã nâng giá trị của Spotify lên 1 tỷ đô. Dịch vụ âm nhạc Spotify hiện đang có 10 triệu người dùng tại 13 quốc gia và là ứng dụng phổ biến trên di động.
 
Với khả năng đồng bộ nhạc qua WiFi và cung cấp nhiều gói giá đặc biệt thu hút khách hàng mua nhạc từ cửa hàng trực tuyến, Spotify đang là đối thủ của iTunes. Để loại trừ đối thủ ra khỏi cuộc chiến, có thể Apple phải chịu chi ít nhất 1 tỷ để mua lại Spotify.
 
4. eBay hay Marriott mua Ainbnb
 

 
Vào năm 2010, dịch vụ thuê nhà ngắn hạn Airbnb đạt số lượt đặt phòng lên đến 800.000, tăng 800%, tốc độ tăng trưởng hàng tháng từ 40% đến 50%. Sau khi thu hút 112 triệu đô từ các nhà đầu tư, hiện giá trị của Airbnb đã lên đến 1 tỷ đô.
 
Người dùng ngày càng có nhu cầu tìm nhà nghỉ ngắn hạn nên cả eBay và chuỗi khách sạn Marriott đều muốn sở hữu Airbnb phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của họ.
 
5. Disney hoặc Zynga mua lại Rovio
 

 
Năm 2010, Angry Birds đã đem lại cho Rovio doanh thu 5 triệu đô với lợi nhuận khoảng 3 triệu đô. Năm 2011, Rovio được định giá 1,2 tỷ đô. Cả Zynga và Disney đều nhận thấy tiềm năng của những “chú chim điên” nên cho rằng giá trị này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
 
Năm ngoái, Zynga đã ngỏ ý mua lại Rovio với mức giá khoảng 2 tỷ đô nhưng không thành công. Nuôi tham vọng phát triển lớn hơn cả Disney nên có lẽ Disney phải thông minh hơn để có thể đàm phán và sở hữu thành công Rovio.
 
6. Google hay Amazon mua Pinterest
 

 
Với tốc độ phát triển như vũ bão, Pinterest đã vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các mạng xã hội lớn nhất thế giới, chỉ sau Facebook và Twitter. Giá trị ước tính hiện tại của Pinterest khoảng 200 triệu đô. Song một số nhà đầu tư đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ đô vào mạng xã hội dành cho nữ giới này. Điều này có nghĩa giá trị của Pinterest ít nhất khoảng 5 tỷ đô.
 
Không chỉ đơn thuần là chia sẻ ảnh, Pinterest còn là “mỏ vàng” của những người muốn kinh doanh trên Internet và các công ty muốn quảng bá sản phẩm của mình. Do vậy, có lẽ Amazon lẫn Google đều muốn sở hữu mạng xã hội này.
 
7. Groupon, LivingSocial hay Ikea mua Fab
 

 
Trang thương mại điện tử chuyên bán các mặt hàng giảm giá trong thời gian ngắn Fab hiện có hơn 3 triệu thành viên, mỗi ngay thu được 300 triệu đô. Hiện Fab được định giá khoảng 200 triệu đô. Để nâng cao chất lượng các “deal” của mình, có lẽ Groupon hay LivingSocial nên mua lại Fab.
 
Thậm chí với một công ty kinh doanh đồ nội thất giá rẻ như Ikea thì Fab cũng là sự bổ sung có giá trị.
 
8. Yahoo! và AOL mua Bleacher Report
 

 
Thành lập từ năm 2007, Bleacher Report phát triển khá nhanh và hiện đang là trang tin thể thao đứng thứ 4 thế giới với 25 triệu khách truy cập hàng tháng. Bleacher Report là “món hàng” mà AOL và Yahoo! Sport đều muốn có, vì hiện tại AOL chưa có chuyên mục thể thao, và Yahoo! Sport cần nâng cao chất lượng.
 
Cứ giả sử rằng Bleacher Report được mua lại với giá 1 tỷ đô, mặc dù các công ty truyền thông thường không có giá trị cao đến thế, điển hình là The Huffington Post đã được bán chỉ với mức giá 315 triệu đô.
 
9. Google và Facebook “so kè” mua mạng xã hội Path
 

 
Trước đó, Dave Morin, đồng sáng lập Path và cũng là cựu kỹ sư của Facebook đã từ chối lời đề nghị trị giá 100 triệu đô của Google. Vào thời điểm đó, Path chưa có sức hút như bây giờ. Hiện tại, số lượng thành viên của Path khoảng 3 triệu.
 
Khởi động lại từ tháng 11 năm ngoái, Path trở thành mạng xã hội di động rất phổ biến. Sau thương vụ với Instagram, Facebook cũng rất muốn sở hữu Path để nâng cao trải nghiệm di động cho người dùng.
 
10. Yammer mua Salesforce
 

 
Mạng xã hội nội bộ ngày càng phát triển trong các doanh nghiệp lớn. Để loại bỏ đối thủ trong cùng lĩnh vực, Yammer đang muốn mua lại Salesforce ở mức giá 85 triệu đô vào tháng 2, tuy nhiên có lẽ phải mất thêm nhiều chi phí mới có thể mua được đối thủ của mình.
 
11. Google mua Quora
 

 
Trang hỏi đáp Quora được định giá 86 triệu đô, song công ty từng từ chối lời chào mua với mức giá 1 tỷ đô. Để sở hữu Quora, có thể Google sẽ khá khó khăn vì chủ nhân của nó không có ý định bán lại công ty của mình.
(Nguồn: genk.vn )