Anh Thanh Phú, ngụ quận 10, TP HCM, cho biết cách đây
vài tháng anh có mua một chiếc iPhone 4 được rao bán trên mạng với giá
rẻ hơn ngoài thị trường đến gần 2 triệu đồng. "Khi nhận máy, hộp vẫn còn
được niêm kín. Mở ra máy còn mới tinh và đầy đủ các phụ kiện đi kèm nên
tôi rất yên tâm", anh Phú chia sẻ.
Tuy nhiên, sau gần 3 tháng sử dụng, chiếc iPhone 4 bắt
đầu chập chờn, hoạt động không ổn định. Khi đem máy ra cửa hàng điện
thoại để kiểm tra, anh Phú mới biết chiếc điện thoại của mình đã bị
"luộc" khá nhiều.
|
Màn hình iPhone 4 (bên phải) và hàng Trung Quốc (bên
trái) giống hệt nhau rất khó phân biệt. Nếu nhìn kỹ thì viền màn hình và
mặt kính iPhone 4 rất khít và đều với nhau, trong khi đó hàng nhái độ
đồng đều không đồng nhất, có nhiều vị trí bị hở. Ảnh: Hà Mai. |
Các phụ kiện bị thay thế bao gồm màn hình, camera, pin
và cả bộ sạc, cáp kết nối, tai nghe. Tất cả đều được thay bằng hàng
Trung Quốc. Tính sơ bộ tiền chênh lệch giữa phụ kiện "xịn" và hàng Trung
Quốc cũng gần 4 triệu đồng.
|
Socket màn hình iPhone 4 (bên phải) được dán một lớp mouse mỏng, trong khi đó hàng Trung Quốc không được dán. Ảnh: Hà Mai. |
Theo anh Hùng, kỹ thuật viên của một cửa hàng điện
thoại thì linh kiện dành cho iPhone 4 khá hiếm và đắt do Apple không sản
xuất riêng, chỉ có các hãng tại Trung Quốc chế tạo. Muốn thay linh kiện
chính hãng chỉ có thể lấy lại từ những máy bị hư.
Vì vậy các bộ phận như màn hình, pin, camera, phụ kiện
sạc cáp tai nghe và ngay cả chip xử lý A4 rất hay bị "luộc". Đó là lý
do mức giá của linh kiện của máy và linh kiện Trung Quốc khá chênh lệch.
|
Các đầu kết nối socket iPhone 4 (bên phải) sắc sảo và
tại vị trí camera trước có dán thêm một vòng bằng nhựa trong. Còn màn
hình Trung Quốc (bên trái) không có chi tiết này. Ảnh: Hà Mai. |
Theo mức giá trên trang web iFixit chuyên
về thử nghiệm và cung cấp phụ kiện các sản phẩm Apple thì giá một chiếc
màn hình iPhone 4 chính hãng lên đến 150 USD. Nếu nhập về Việt Nam và
thay thế cho người dùng thì cũng phải đội lên đến hơn 4 triệu đồng.
Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng di động, khách hàng
được báo giá một chiếc màn hình iPhone 4 chính hãng khoảng 1,5 triệu
đồng nhưng thực tế đây là hàng Trung Quốc.
|
Pin iPhone 4 (ngoài cùng bên phải) được dán đều và sắc sảo hơn so với pin nhái. Ảnh: Hà Mai. |
"Để thay màn hình iPhone 4 chính gốc, khách hàng phải
chờ chúng tôi tìm được màn hình từ iPhone hỏng bộ phận khác, tất nhiên
với giá cao. Còn không chúng tôi nói thẳng với họ có thể dùng hàng Trung
Quốc chất lượng đảm bảo, giá dưới 2 triệu đồng", anh Hùng nói.
Còn pin iPhone 4 có thể sử dụng trong vòng 2 đến 3
ngày, giá khoảng hơn một triệu. Pin Trung Quốc giá chỉ 500.000 và dung
lượng khoảng hơn một ngày. Trọn bộ cáp, sạc, tai nghe theo máy khoảng
1,2 triệu trong khi đó bộ của Trung Quốc chỉ khoảng hơn 200.000 đồng.
|
Rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa bộ phụ kiện sạc, cáp, tai nghe theo máy (bên phải) và hàng Trung Quốc (bên trái). Ảnh: Hà Mai. |
"Chỉ cần thay một số linh kiện chính là người bán đã
thu lợi được vài triệu đồng. Do iPhone 4 là sản phẩm nguyên khối nên rất
khó để người dùng phân biệt được iPhone 4 nguyên bản hay đã bị thay
thế. Ngay cả với những người trong nghề như chúng tôi cũng chỉ biết được
khi tháo máy ra kiểm tra", anh Phương, chủ một cửa hàng điện thoại,
chia sẻ.
|
Nếu quan sát thật kỹ thì đầu giắc cắm tai nghe iPhone 4 thật (bên trái) sắc sảo hơn. Ảnh: Hà Mai. |
Tuy nhiên theo anh Phương, cũng có một số chi tiết mà
người dùng tinh ý có thể kiểm tra bằng mắt thường. Ví dụ như phần đường
viền màn hình iPhone 4 rất đều và khít so với phần mặt kính, còn màn
hình Trung Quốc nhiều khi có khe hở.
|
Đầu kết nối dây cáp iPhone 4 (bên phải) sắc sảo và biểu tượng hình chữ nhật nhỏ hơn so với hàng nhái. Ảnh: Hà Mai. |
Hay dễ phân biệt nhất là camera vì khi thay bằng hàng
nhái, người dùng không thể chạm tay vào lấy nét trên màn hình. Còn nhãn
dán phía sau máy hàng nhái thường có phông chữ to và đậm hơn, nếu lấy
tay chà mạnh sẽ bị nhòe.
|
Nhãn dán phía sau hộp hàng nhái có phông chữ to và đậm. Ảnh: Hà Mai. |
Cách đây không lâu, thị trường iPhone khá ồn ào với
chiêu thay vỏ iPhone 4 màu đen bằng vỏ trắng Trung Quốc để nâng giá bán.
Với chiêu này, chỉ riêng bộ vỏ iPhone 4 xịn màu đen giữ lại, người bán
cũng đã kiếm lợi được 2 triệu đồng.
"Mua điện thoại mới hay đã qua sử dụng nếu ham rẻ rất
dễ bị lừa. Người dùng cũng nên cẩn thận khi đem điện thoại đem sửa. Tốt
nhất nên chọn những nơi uy tín để mua được sản phẩm tốt, yên tâm sử dụng
và đảm bảo về chế độ bảo hành", anh Phương chia sẻ. |