Đội ngũ các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Max Planck cho hay bàn phím mới đã được thiết kế thành công nhờ vào việc lập trình các kỹ thuật máy tính có liên quan đến chuyển động của ngón tay trỏ. Cận cảnh bàn phím KALQ - (Ảnh: Viện Max Planck)
Mục tiêu của hướng tiếp cận trên là nhằm xác định thiết kế bàn phím tối ưu nhất cho hoạt động của ngón trỏ trên màn hình chạm. Sự bố trí của bàn phím QWERTY truyền thống hoàn toàn không phù hợp cho máy tính bảng và các thiết bị màn hình chạm khi cần phải gõ bằng ngón cái, và thuật toán gõ bằng 2 ngón cái hết sức khác biệt so với động tác gõ trên bàn phím vật lý. Tốc độ gõ chữ trung bình trên bàn phím QWERTY ở thiết bị chạm chỉ khoảng 20 chữ/phút, chậm hơn so với lúc gõ trên bàn phím vật lý. Với thiết kế bàn phím KALQ, tất cả các nguyên âm, trừ y, đều được đặt ở khu vực của ngón trỏ phải, trong khi ngón trỏ trái được giao nhiều phím hơn. Kết quả cho thấy chỉ sau một thời gian ngắn luyện tập trên KALQ, người dùng có thể tăng tốc độ gõ phím nhanh hơn 34% so với thiết kế của bàn phím QWERTY. |