Cách làm này nhận được khá nhiều sự hưởng ứng đồng tình của mọi người bởi nó giúp mọi người nhanh chóng có được thông tin cá nhân hơn nữa giá cả lại khá rẻ. Tuy nhiên trên thực tế, một công ty có tên BioPid của Mỹ có bản quyền sáng chế sản xuất mã vạch người, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ bởi lí do cho rằng điều này có thể cướp đi quyền riêng tư của con người. Được biết, tác giả cuốn tiểu thuyết này cho hay những công cụ đang được sử dụng để theo dõi và xác định thân phận như máy ảnh và dụng cụ thử nghiệm DNA, vừa lâu lại vừa đắt tiền, trong khi đó phương pháp cấy mã vạch cho mỗi người ngay từ trong bào thai lại đơn giản hơn rất nhiều. Nhà phân tích chính sách cấp cao của Liên minh tự do công dân Mỹ (ACLU) cho biết loại mã vạch này sẽ ghi lại chính xác nơi bạn đang ở cho dù đó là đâu và điều này khiến bạn sẽ không dám làm bất cứ điều gì. Những người tán thành phương pháp trên cho rằng mã vạch sẽ giúp những bậc làm cha mẹ hoặc những y tá có thể biết được hành tung của con cái cũng như những người già và giúp ích cho việc ghi chép điều trị. Trong khi những người phản đối thì lại cho rằng hệ thống máy tính dễ bị những kẻ xấu thâm nhập, và mã vạch cơ thể con người cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Trước khi mã vạch người được sản xuất, chính phủ Mỹ cũng đã không ngừng phát triển một loạt các công cụ theo dõi người dân. Năm 2002, Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FAD) cho rằng họ có thể sẽ cấy VeriChip vào cơ thể con người, nhưng việc này đã bị ngừng thực hiện vào năm ngoái bởi vấn đề riêng tư và an ninh. Ngoài ra từ năm 2006, Cục này đã sử dụng công nghệ RFID đối với hộ chiếu để lưu trữ những số liệu và ảnh điện tử về chủ nhân của chúng. |