Sử dụng thiết bị idas để giám sát bao quát đường ống nước
Các kỹ sư ở Anh đã phát triển cách thức giúp cùng một lúc giám sát mọi điểm dọc theo một đường ống dưới nước bằng cách sử dụng sợi cáp quang.

"Đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới giúp phân phối âm thanh cảm biến quang, có thể phát hiện âm thanh ở mọi điểm dọc theo sợi cáp quang", theo tuyên bố từ phía các kỹ sư làm việc tại công ty Silixa.

Thiết bị cảm biến thông minh điều phối âm thanh (IDAS) được sử dụng thay thế cho các micro dưới nước hoặc ống nghe dưới nước, vốn được dùng cho các mục tiêu quân sự nhằm: thu thập âm thanh dưới nước, khảo sát địa chấn và đo lường âm thanh phát ra từ các kết cấu công trình được xây dựng dưới nước.

Sử dụng thiết bị idas để giám sát bao quát đường ống nước

"Tín hiệu âm thanh bao gồm các khoảng biến thiên áp lực nhỏ xíu, Trong môi trường sợi quang học, các khoảng biến thiên áp lực nhỏ xíu này sẽ làm thay đổi cách thức mà ánh sáng được truyền đi", theo Daniel Finfer, giám đốc bộ phận phát triển âm thanh của công ty Silixa.

Bằng cách giám sát (chính xác và nhanh chóng) hiện tượng tán xạ ngược, các nhà nghiên cứu có thể thu thập âm thanh ở mọi điểm dọc theo chiều dài sợi cáp quang.

"Hiện tượng tán xạ ngược xảy ra tự nhiên: luồng ánh sáng chiếu xuống một sợi quang học. Bằng cách ghi lại khoảng thời gian mà tín hiệu ánh sáng phản hồi trở lại, một phép đo ánh sáng rải rác tại mỗi điểm dọc theo sợi cáp quang có thể được xác định", theo Finfer.

Công nghệ này cho phép các kỹ sư liên tục theo dõi khối lượng và tỷ lệ của chất lỏng đi qua một đường ống dưới nước, cũng như phát hiện ra các bọt khí, những chỗ bị tắc nghẽn và rò rỉ.

Thiết bị cảm biến thông minh điều phối âm thanh (IDAS) đã được thử nghiệm với sự giúp đỡ của Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia (NPL), trong đó cung cấp cách thức kết hợp: âm thanh và các mẫu (luồng) ánh sáng trong môi trường có kiểm soát của một cơ sở thử nghiệm âm thanh dưới nước.

"Vai trò của Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia (NPL) là nhận biết và mô tả môi trường âm thanh", theo Justin Ablitt, làm việc tại Trung tâm Đo lường âm thanh và cơ khí, Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia (NPL).

"Chúng tôi có thể tiếp xúc với hệ thống thử nghiệm trong điều kiện áp lực âm thanh. Các kỹ sư ở công ty Silixa sau đó có thể phân tích dữ liệu liên quan và tái hiện lại chính xác những gì mà hệ thống thử nghiệm đã được tiếp xúc. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi cách thức vận hành của một hệ thống thử nghiệm và mô tả lại môi trường âm thanh" .

(Nguồn: Khoa học )