Thiết kế hệ thống tản nhiệt nước cho máy tính
Công nghệ cao thì khả năng nhồi nhét số bóng bán dẫn có trên 1 con chip điện tử ngày càng cao nên lượng nhiệt tỏa ra trên thiết bị khá lớn. Đó là lí do hệ thống tản nhiệt dùng chất lỏng đang được ưa dùng.
Những thứ cần chuẩn bị
 
Thùng máy
 

Đối với những người muốn sử dụng hệ thống tản nhiệt chất lỏng cho dàn máy của mình thì việc đầu tiên là dàn máy đó phải thực sự xứng đáng được sử dụng dàn tản nhiệt đắt tiền này, điều đó có nghĩa là những thiết bị của bạn phải thực sự to nặng cồng kềnh và tỏa rất nhiều nhiệt. Vì thế mà bạn cần 1 chiếc thùng máy khá lớn để có thể nhồi vào đó tất cả những vật dụng cần thiết cho hệ thống tản nhiệt nước này. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng case Antec P180 với không gian rộng rãi và bộ nguồn cũng đã được đẩy xuống dưới thay vì đặt ở phía trên như các dàn máy thông thường khác.
 
Bộ tản nhiệt
 
Không phải là bạn đã dùng nước để tản nhiệt cho các thiết bị kể trên thì bạn sẽ không cần đến quạt gió. Khi nước chạy qua bề mặt của các thiết bị tỏa nhiệt, nó sẽ lấy đi lượng nhiệt ở các thiết bị này, khi đó nước sẽ nóng dần lên vì vậy chúng ta cần cho dòng nước làm mát này chạy qua 1 hệ thống tản nhiệt khí thông thường để lấy đi phần nhiệt có trong nước giúp nước có thể quay lại trao đổi nhiệt với các linh kiện ở vòng tiếp theo.
 
Các bạn có thể chọn tản nhiệt phù hợp với thùng máy của mình. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng bộ tải nhiệt Black Ice GT Stealth với kích cỡ 120 mm để phù hợp với chuẩn quạt tản nhiệt 120 mm của các thùng máy cỡ lớn. Chúng ta sẽ đặt bộ tản nhiệt này ở phần đuôi máy phía trên. Hãy chú ý chọn bộ tản nhiệt vừa cỡ với thùng máy mà bạn dùng.
 
Cooling Block (khối làm mát)

 
Các khối này được dùng để ép vào bề mặt của CPU để thay cho khối tản nhiệt dùng quạt thông thường. Các khối này thường có bề mặt tiếp xúc được làm bằng đồng, được nối với 2 ống dẫn chất lỏng ở phía trên và bên tron khối tản nhiệt nàyđường đi của chất lỏng cũng được dẫn vòng vèo để tăng diện tích tiếp xúc và tăng thời gian trao đổi nhiệt.
 
Bạn cần chọn những loại block có kích thước phù hợp với bo mạch của bạn. Như ở bài này chúng ta sẽ sử dụng một chiếc block phù hợp với Socket 1366 của Chip Core i7 990X.
 
Máy bơm


 
Bơm nước là bộ phận quan trọng trong một hệ thống tản nhiệt nước. Nó chịu trách nhiệm làm cho nước liên tục luân chuyển bên trong hệ thống. Vì ở đây chúng ta chỉ cần làm mát CPU nên các bạn chỉ cần chọn một chiếc bơm cỡ nhỏ có công suất vừa đủ. Ở đây chúng ta sử dụng bơm Danger Den DD-CPX1 khá nhỏ gọn và không mấy đắt đỏ.
 
Các đầu nối ống (Barb)
 
Các đầu nối này có 1 đầu có ren để vặn vào các khối tản nhiệt ở trên và 1 đầu có dạng côn để cắm ống dẫn vào. Các đầu nối này bạn có thể chọn tùy theo kích thước của ống và của các khối tản nhiệt mà bạn dùng.
 
Ống dẫn

 
Ống dẫn có rất nhiều loại khác nhau nhưng vì vấn đề giá thành nên chúng ta sẽ chỉ sử dụng các loại ống cỡ nhỏ để máy bơm có thể đẩy được lượng nước này. Bạn cũng nên chọn kích thước ống nhỏ hơn kích thước các đầu nối 1 chút để khi lắp đặt, ống sẽ có giãn và bó chặt vào các đầu nối côn 1 chiều tạo thành các điểm thắt giúp ống khó có thể tuột ra được.
 
Chất lỏng

 
Đây là thành phần chính của hệ thống tản nhiệt nước, các bạn sẽ phải sử dụng nước cất để đảm bảo không có tạp chất hay các loại rêu tảo có thể phá hỏng các vị trí bằng kim loại trong hệ thống.
 
Bể chứa chất lỏng


 
Đây là nơi chứa toàn bộ chất lỏng làm mát cho máy, bạn nên chọn loại hộp chứa lắp ở mặt trước của thùng máy (vị trí của ổ DVD) và có thể nhìn thấy mức nước từ bên ngoài để biết khi nào nên đổ thêm nước cho hệ thống tản nhiệt. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng XSPC 5.25" Bay Reservoir cho dàn máy này.
 
Lắp đặt hệ thống tản nhiệt

 
Đầu tiên các bạn nên thảo ra 1 bản sơ đồ về vị trí sẽ lắp đặt các thiết bị như hình để dễ dàng tưởng tượng ra những việc mà bạn sắp làm.

 
Nước sẽ mát nhất ở vị trí 1 sau khi rời khỏi tản nhiệt và chúng ta cần nước lạnh sẽ qua ngày CPU để làm mát nên CPU sẽ ở vị trí số 2, nước sau khi lấy nhiệt sẽ được đưa quay lại bể chứa để làm giảm bớt nhiệt độ khi hòa cùng với nước mát có trong bể chứa sau đó máy bơm sẽ lại đảy phần nước này qua tản nhiệt để làm mát tiếp và kết thúc 1 chu kì.
 
Đầu tiên các bạn hãy gắn mainboard, máy bơm, bộ tản nhiệt và bể chứa vào thùng máy theo các vị trí trên sơ đồ. Khay đựng nước sẽ được gắn vào vị trí lắp ổ DVD để bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng nước.
 
Tiếp theo các bạn hãy lắp các đầu nối vào khối làm mát CPU rồi gắn các ống dẫn chất lỏng vào block trước khi lắp vào mainboard. Vì ống dẫn bạn chọn có kích thước nhỏ hơn đầu nối 1 chút nên bạn cần dùng sức để ấn các đoạn ống dẫn ăn sâu vào đầu nối.



 
Sau khi đã khóa chặt toàn bộ các đầu nối bạn có thể lắp khối tản nhiệt này lên mainboard.
 
Bước tiếp theo các bạn cần lắp 2 ống nối vào đầu vào và đầu ra của máy bơm để lắp ống dẫn. Chú ý lắp ống dẫn theo đúng sơ đồ để đảm bảo nước quay đúng chiều.
 
Và giờ là bước quan trọng nhất, thử máy bơm trong điều kiện máy tính không hoạt động. Ở trạng thái không hoạt động tức là toàn bộ mạch điện của máy tính sẽ không có điện và nếu có sai sót gì xảy ra thì nước cất cũng không gây ra nguy hại gì cho máy của bạn, bạn chỉ cần phơi khô chúng rồi lắp lại.
 
Để có thể bật máy bơm bằng nguồn máy tính mà không cần bật máy, bạn phải rút đầu cáp 24 chân của bộ nguồn ra khỏi main. Sau đó dùng 1 sợi thép nhỏ hoặc dây điện để chập 2 chân trên đầu cáp 24 chân này. Bạn hãy nối 1 đầu vào dây màu xanh lá cây (sợi xanh lá cây duy nhất) và 1 đầu vào 1 sợi màu đen bất kì.

 
Khi nối dây như trên thì khi bạn cắm dây nguồn vào nguồn điện 220V thì các đầu cáp 3.3V, 5V và 12V khác sẽ có điện ngay và máy bơm của bạn sẽ hoạt động (máy bơm dùng nguồn 12V).
 
Cuối cùng hãy đổ nước vào khay chứa nước bằng chiếc phễu nhỏ.

 
Trước khi cắm lại đầu cáp 24 chân vào main bạn cần chú ý rút sợi dây nối 2 chân xanh lá cây và đen ở bước trên ra khỏi đầu cắm.
 
Vậy là bạn đã tự thiết kế xong cho dàn máy của mình một hệ thống tản nhiệt nước đơn giản rồi đó. Chúc các bạn thành công!
(Nguồn: Theo Vietnamnet )