Cuối tháng 5, hãng truyền thông PBS của Mỹ đăng câu
chuyện lạ trên trang web của họ: "Ca sĩ nhạc rap Tupac đã được tìm thấy
còn sống ở một khu nghỉ mát nhỏ tại New Zealand. Thị trấn này (không
được nêu tên vì lý do an ninh) là nơi ở của Tupac và Biggie Smalls - một
rapper khác - vài năm qua".
Thông tin trên khiến giới báo chí sửng sốt vì Tupac đã
qua đời từ năm 1996. Tuy nhiên, mẩu tin này không phải do PBS trực tiếp
đưa lên. Họ bị nhóm tin tặc nghiệp dư LulzSec (Lulz Security) thâm nhập
hệ thống và thay đổi nội dung website vì đã không ủng hộ trang
WikiLeaks.
Đây không phải vụ duy nhất thu hút sự chú ý thời gian
qua. Tháng 3, hacker đã lấy cắp cơ sở dữ liệu chứa các địa chỉ e-mail
của công ty truyền thông Epsilon mà giới quan sát đánh giá là "vụ thâu
tóm e-mail lớn nhất trong lịch sử". Tiếp đó, đến lượt máy chủ của hãng
bảo mật máy tính RSA đã bị lợi dụng để tấn công vào tập đoàn Lockheed
Martin, một khách hàng của RSA.
Đến tháng 4, hacker thâm nhập mạng PlayStation của Sony và ăn trộm dữ liệu của 77 triệu người dùng. Hai tháng qua, ngân hàng Citibank, cảnh sát Tây Ban Nha, Google, Quỹ tiền tệ IMF, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia, Thượng viện Mỹ và chỉ cách đây 2 ngày, CIA
đều lần lượt bị tấn công theo cách này hay cách khác. Ngày 6/6, nhóm
tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ có tên CmTr đồng loạt hack hơn 200 website tiếng Việt
có đuôi tên miền .vn và .com và cài mã độc với mục đích chưa xác định.
Richard Clayton, nhà khoa học máy tính ở Đại học
Cambridge (Anh), cho rằng có ba loại tấn công đang diễn ra. Thứ nhất là
các vụ tấn công của những nhóm tin tặc đóng vai trò như các nhà hoạt
động chính trị - xã hội như nhóm LulzSec (đánh sập site thuộc CIA,
thượng viện Mỹ và cảnh sát Tây Ban Nha) hay Anonymous (tấn công PayPal,
PlayStation, MasterCard và Visa) để mua vui hoặc thể hiện sự ủng hộ ai
đó, như Julian Assange và WikiLeaks. Họ coi mình như tên khủng bố có
biệt danh V chống lại chính phủ Anh trong bộ phim nổi tiếng V for Vendetta.
|
Nhiều hacker coi họ nhưng kẻ khủng bố V trong V for Vendetta. Ảnh: MyGaming. |
Thứ hai là những hacker chuyên nghiệp tìm kiếm thông
tin thẻ tín dụng, kho địa chỉ e-mail để bán kiếm lời. Vụ tấn công đầu
tiên vào hệ thống PlayStation được thực hiện bởi các tin tặc thuộc nhóm
"hoạt động xã hội" kể trên sau khi Sony đưa một số hacker bẻ khóa máy
chơi game PlayStation 3 ra tòa. Tuy nhiên, đợt khai thác tiếp theo vào
hệ thống của Sony lại diễn ra vì mục tiêu lợi nhuận.
Cuối cùng là chiến dịch tình báo được chính phủ bảo
trợ, hay có thể là mầm mống của chiến tranh trên mạng. "Những sự cố liên
quan đến Google, RSA, Lockheed Martin, IMF đều bị nghi là có bàn tay
của chính phủ can thiệp", Dave Clemente, chuyên gia bảo mật của Chatham
House, nhận định. "Dù xuất phát từ Nga, Trung Quốc hay Đông Âu, nhiều
trong số những hacker này chắc chắn đã nhận được cái gật đầu từ giới
lãnh đạo cấp cao". Một ví dụ rõ ràng nhất của việc phát tán virus vì mục
đích tình báo là Stuxnet.
Sâu khét tiếng năm 2010 này đã tìm cách thâm nhập vào hệ thống máy tính
quân đội Iran nhằm khai thác thông tin và làm ảnh hưởng đến các hệ
thống điều khiển chương trình làm giàu uranium của nước này.
"Rất khó để xác định có đúng là hacker đang nã đạn dồn
dập hay không, bởi các vụ tấn công vẫn thường xuyên diễn ra cả năm và
cũng không rõ đó là sự cố riêng lẻ hay được tổ chức quy mô. Điều duy
nhất có thể khẳng định chỉ là ngày càng nhiều cuộc tấn công được phát
hiện và đăng tải công khai. Các nạn nhân sẵn sàng ra trước công luận để
thừa nhận 'chuyện gì đó tồi tệ đang xảy ra với chúng tôi", Rik Ferguson,
Giám đốc bảo mật của TrendMicro, đánh giá.
Còn theo thống kê của Symantec, số biến thể mã độc đã
tăng từ 120 triệu năm 2008 lên 286 triệu năm 2010. Một thập kỷ trước,
tin tặc có thể phát tán một virus để lây nhiễm trên hàng triệu máy tính.
Ngày nay, số máy tính trung bình bị dính bởi một virus chỉ vỏn vẹn 15
máy bởi hacker khai thác có mục tiêu cụ thể hơn, tinh vi hơn và hiệu quả
hơn.
Tuy tinh xảo, phương thức tấn công của tin tặc vẫn
không thay đổi, như lợi dụng các lỗ hổng chưa bị phát hiện trong hệ
thống hoặc tấn công theo dạng từ chối dịch vụ (DDoS). "DDoS đã xuất hiện
nhiều năm, nhưng một khi nó diễn ra, bạn gần như không thể làm gì để chống đỡ", Ferguson cho hay.
|
Anonymous - nhóm hacker nhiều "thành tích" nhất hiện nay. |
Anonymous là nhóm hacker khét tiếng nhất thế
giới hiện nay với hàng loạt vụ tấn công DDoS vào website của các tổ
chức, cá nhân. Thậm chí Anonymous nhiều lần còn báo trước cho nạn nhân.
Nhóm này thường tấn công để thể hiện quan điểm chính trị nào đó, như
đánh sập hệ thống của HBGary Federal vì đã hợp tác với FBI; thách thức
PayPal, Visa, MasterCard vì từ chối hỗ trợ Julian Assange, ông chủ của
WikiLeaks hay tấn công website của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối luật
kiểm duyệt Internet. Ngay cả các thành viên của Anonymous cũng không
biết tổ chức này có bao nhiêu người tham gia.
|
Lulz Security được cho là một nhánh của Anonymous. |
LulzSec: Lulz Security được cho là một nhánh
của Anonymous. Nhóm này mới xuất hiện đầu tháng 5 và tấn công chủ yếu để
mua vui. LulzSec khẳng định họ là tác giả của vụ thay đổi nội dung trên
PBS, tấn công Sony Pictures, Sony BMG và Sony Computer Entertainment
Developer. |