9. Điều khiển bằng giọng nói
Bất cứ nền tảng di động nào cũng cho phép
bạn gọi điện bằng giọng nói. iOS cho phép điều khiển tính năng này bằng phần mềm
nghe nhạc - một tính năng thiếu vắng ở tất cả các đối thủ. Tuy nhiên, Android
lại cho phép bạn ra lệnh cho máy nhắn tin tới số di động của ai đó, kèm theo cả
nội dung mà máy sẽ phải soạn thảo, chính xác đến từng dấu chấm và chấm hỏi. Bạn
cũng có thể gửi tin nhắn SMS đi mà chẳng cần phải nhìn vào điện thoại. Chưa hết,
bạn chỉ cần nói "Đường đi đến KFC" để kích hoạt dịch vụ chỉ đường Google Maps.
Cuối cùng, Android sở hữu phần mềm chuyển âm thanh thành text tuyệt hảo.
Kẻ chiến thắng: Blackberry cũng có thể sở hữu được tính năng
này nhờ ứng dụng của bên thứ ba như Vlingo, hay Dragon Dictation dành cho iOS,
tuy nhiên Android vẫn là số một.
10. Sự lựa chọn cho các admin:
Cả bốn nền tảng đều hết sức tạo điều kiện
cho các admin IT và doanh nghiệp quản lý thiết bị: họ có thể xóa từ xa mọi dữ
liệu bên trong smartphone, quét dò malware và tùy biến phần mềm của thiết bị.
Symantec Mobile Solutions, NotifyMDM và Zenprise Mobile Manager đều hỗ trợ ở cấp
độ cao đối với cả BlackBerry, iOS và Android, dù hiện chỉ mới có NotifyMDM là hỗ
trợ WP7 mà thôi.
BlackBerry đã được sử dụng trong các doanh nghiệp từ rất lâu, đến mức mà hầu
hết bộ phận IT ở các doanh nghiệp đều đã xây dựng xong hệ thống và quy chuẩn để
quản lý nền tảng này, chưa kể Blackberry OS còn có rất nhiều tầng bảo mật và mã
hóa. iOS cũng có cơ chế mã hóa rất ổn mà Android và WP7 cần phải bám đuổi.
Kẻ chiến thắng: BlackBerry là nền tảng nhận được huân chương.
11. Bản đồ:
Cả bốn đại gia đều có phần mềm bản đồ tích
hợp sâu vào trong hệ điều hành. Tuy nhiên, Android được chống lưng bởi dịch vụ
Google Maps và tính năng chỉ đường tới từng ngã rẽ cực hiệu quả. Với các hệ điều
hành, bạn có thể mua phần mềm của bên thứ ba nhưng đại đa số trong đó là ứng
dụng trả tiền. Riêng WP7 sẽ chỉ đương tới từng ngã rẽ miễn phí bằng dịch vụ của
Bing Maps.
Kẻ chiến thắng: Android.
12. Giao diện người dùng:
iPhone là smartphone đầu tiên không đòi hỏi bạn phải "thông minh" khi sử dụng
nó. Giao diện của iPhone thực sự đơn giản, trực quan, dễ dùng. Ở vị trí số hai
là cuộc chiến không khoan nhượng giữa Android và WP7. Mất 10 phút để làm quen
với hai hệ điều hành này là bạn có thể sử dụng "vù vù", tuy nhiên, bạn sẽ cần
được giải thích về Live Tiles của dế Windows, không phải vì chúng phức tạp mà vì
quá độc đáo, không tìm thấy ở bất cứ đâu khác. Còn về Android, bạn sẽ cần được
giải thích về bảng thông báo, dù tính năng này cực kỳ tiện lợi. Tuy nhiên,
Android có quá nhiều sự phân mảng và giao diện của nó ở các thiết bị khác nhau
sẽ có nhiều điểm khác biệt. Ở vị trí cuối cùng chính là BlackBerry.
Kẻ chiến thắng: iOS thắng nhờ sự đơn giản của nó.
13. Vẻ đẹp của giao diện:
Ngoại hình không quan trọng trong thế giới
doanh nghiệp, đúng, nhưng CEO nào lại chẳng thích một con dế bóng bảy và đẹp mắt
cơ chứ ? WP7 nuột nà và sexy, với một giao diện cứ như từ tiểu thuyết viễn tưởng
bước ra. iOS hơi quá nhiều chi tiết, Android có phần rời rạc nhưng BlackBerry
thì quá tẻ nhạt. Đối thủ duy nhất của WP7 là một ứng dụng màn hình chủ tuyệt vời
của bên thứ ba dành cho Android - SPB Shell 3D. Ngoài ra, giao diện HTC Sense
trông cũng ổn hơn giao diện gốc của Android.
Kẻ chiến thắng: Windows Phone 7.
14. Khả năng tùy biến
Bản chất cốt lõi của Android là nguồn mở, vì
thế giới phát triển có thể đào sâu còn bạn thì tùy nghi tùy biến. Không thích
bàn phím ư? Hãy download một bàn phím khác. Bạn có thể chỉnh sửa màn hình chủ
bằng đủ thứ widget, hình nền v...v...
Hoàn toàn trái ngược, iOS giống như một bộ đồng phục chỉn chu. Bạn chỉ có thể
thay đổi thứ tự của các ứng dụng trên màn hình chủ, bổ sung thêm thư mục và thay
đổi wallpaper. Hết. Apple vốn nổi tiếng là thiếu settings, nên bạn chẳng cần tốn
thời gian nghĩ đến tùy biến làm gì.
BlackBerry có mức độ tùy biến trung bình, chủ yếu là cung cấp các themes để
mang đến vẻ ngoài mới cho màn hình chủ. Nhờ có các Live Tiles, màn hình chủ của
WP7 cũng khá tùy biến, nhưng chưa ở mức sâu như Android.
Kẻ chiến thắng: Android.
15. Trình duyệt
Nói chung, các cách trang web hiển thị trên
iOS rất hợp nhãn, nhanh và trơn tru. Trình duyệt của Android thua một bậc về
cách render và hiển thị trang, nhưng bù lại, nền tảng này lại hỗ trợ Flash.
Steve Jobs có thể không thích Adobe Flash nhưng hàng ngàn website phổ biến đang
sử dụng công nghệ này. Do iOS không hỗ trợ Flash nên trải nghiệm web trên
Android mang lại cảm giác hoàn thiện hơn nhiều.
Trình duyệt của Windows Phone 7 nhanh, nuột và hiển thị trang web khá đẹp mắt,
nhưng vẫn còn thiếu Flash và HTML5 (HTML5 sẽ được bổ sung với Mango). Về phần
mình, trình duyệt của BlackBerry đã có được bước nhảy vọt với OS 6 khi chạy trên
nền WebKit giống iOS và Android. Cuối cùng nó cũng đã có JavaScript, trình duyệt
tab và một số thủ thuật mới như búng tay để zoom. BlackBerry cũng nén các
website trên máy chủ của mình trước khi gửi đến màn hình điện thoại. Tuy nhiên,
điều không may là ở các phương diện còn lại, nó vẫn thua xa iOS và Android và
không hỗ trợ Flash.
Kẻ chiến thắng: iOS và Android đồng hạng.
Những tính năng còn thiếu vắng:
Tất cả các nền tảng đều có ít nhất một gót
chân Achilles. Với việc có quá nhiều mẫu dế Android khác nhau, nhà sản xuất và
nhà mạng gặp khó khi phải cập nhật phiên bản OS mới nhất. Nhiều mẫu dế dự kiến
phát hành cuối năm nay vẫn cài sẵn Androir 2.2 Froyo, dù phiên bản Bánh gừng 2.3
đã được tung ra từ tháng 12 năm ngoái. Gần đây Google đã khắc phục vấn đề này và
sẽ yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo cập nhật phần mềm trong vòng 18 tháng
sau khi phát hành thiết bị ra thị trường.
Ngoài ra, Android cần một trình nghe nhạc/xem
phim tốt hơn, tích hợp sâu hơn với các file đính kèm email và một bàn phím gốc
ưu việt hơn.
Với iOS, người dùng có quyền hỏi các widget
đang ở tận phương trời nào? Một nhược điểm nữa của nền tảng này là nó quá "đóng"
và không hỗ trợ Flash cũng như gọi điện VoIP.
Về phần BlackBerry, việc thiếu các ứng dụng có chất lượng là một vấn đề lớn.
Giao diện chủ yếu dựa trên việc cuộn chuột là vô nghĩa trong thời đại của các
thiết bị cảm ứng đa điểm tối tân. BlackBerry cũng cần cải thiện hơn về năng lực
giải trí và đồng bộ hóa dữ liệu với các người dùng cá nhân.
Windows Phone 7 là hệ điều hành mới nhất nhưng lại thiếu hỗ trợ HTML5 và
Flash. Thiếu sót lớn nhất là nó chưa có đa nhiệm ở ứng dụng của bên thứ ba. WP7
cũng cần thêm các tính năng bảo mật cấp cao khi mà mỉa mai thay, các phiên bản
Windows Mobile trước đây đều rất hùng hậu về bảo mật.
Ai là kẻ chiến thắng chung cuộc?
Câu trả lời hoàn toàn mang tính chủ quan, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích
của từng người dùng. Nếu bạn đề cao sự tùy biến, lựa chọn và đa-zi-năng thì
Android hiển nhiên là nhà vô địch.
Tuy nhiên, cũng nên để mắt đến WP7, nền tảng gây ấn tượng mạnh nhờ một giao
diện hấp dẫn, tốc độ và gói ứng dụng văn phòng tuyệt hảo. Với những người chỉ
muốn một thiết bị đơn giản, sạch sẽ với nhiều ứng dụng tuyệt vời, iOS là sự lựa
chọn hoàn hảo. Những người nghiện công việc sẽ chọn BlackBerry, dù xét một cách
tổng thể, đây chính là nền tảng kém hấp dẫn nhất ở nhóm Tứ đại gia.
Tất cả các hệ điều hành đều vẫn đang tiến hóa. Đến cuối năm nay, chúng ta sẽ
chứng kiến Android 2.4, BlackBerry OS 7, iOS 5 và Windows Phone 7.1 Mango. Tất
cả đều được "đồn" là sẽ có nhiều cải tiến quan trọng. |