Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp chôn lấp của họ được tiến hành ở nhiệt độ 350oC trong các hệ thống hydro nhiệt. Alexandre Vaïner, một trong những tác giả của phương pháp này cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết hệ thống địa nhiệt ở đảo Paramouchir. Việc xây dựng và thử nghiệm hệ thống đã diễn ra ở đây”. Thí nghiệm cho thấy chuỗi các phản ứng hoá học dẫn tới việc hình thành (từ các chất thải phóng xạ) các hợp chất ổn định và các vỉa địa chất gốc hydro nhiệt. Trong điều kiện tự nhiên này, chất thải kết tụ trong các lớp địa chất của vùng, chúng trở nên vô hại.
Tại Kamtchatka và trên các đảo Kouriles, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự kết hợp thuận lợi của áp suất, nhiệt độ và các yếu tố khác, chúng kích thích các tiến trình địa chất tự nhiên từ muối của các kim loại nặng mà họ gọi là “các vùng chuyển tiếp sâu”. Theo Alexandre Vaïner, hệ thống của họ có khả năng chôn lấp mọi chất thải phóng xạ của mọi nơi trên thế giới. Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể trung hoà được hàng trăm tấn urani và chất thải phóng xạ mỗi năm.
Việc trung hoà các chất thải phóng xạ trong các hệ thống địa nhiệt về mặt sinh thái là vô hại và đó là giải pháp ít tốn kém cho vấn đề mang tính toàn cầu này. Từ năm 1993 - 1996, nhóm nghiên cứu của Alexandre Vaïner đã có được 3 bằng sáng chế về kỹ thuật trung hoà các chất thải phóng xạ.